Cổ nhân dạy muôn đời không sai: Làm người phải ẩn tâm, phúc lộc sẽ tự tìm đến

( PHUNUTODAY ) - Người xưa đã nhắc về việc giữ phúc qua lời nói, tu tâm nhất đạo tuyệt đối không phải là chuyện dễ. Sự kỳ diệu của nó nằm giữa ẩn và giữ.

Ẩn tâm kiêu ngạo

"Hư kỷ giả, tiến đức chi cơ".

Khiêm tốn làm người ta tiến bộ, kiêu ngạo khiến người ta lạc hậu, giậm chân tại chỗ, thậm chí là tụt lùi.

Bởi vậy mà Chu Thuấn Thủy tha thiết nhắc nhở người đời: "Làm gì có ai tự mãn mà không gục ngã đâu? Phải thận trọng! Phải thận trọng!"

lam-nguoi-an-tam

Trong "Tả Truyện" có ghi chép lại một câu chuyện:

Thời Xuân Thu, nước Sở có một vị tướng quân tên là Khuất Hà, vì từng đánh thắng trận nên dương dương tự đắc. Ngày nọ, ông phụng mệnh dẫn quân tiến đánh La Quốc, đại thần Đấu Bá Tỷ đến tiễn đưa.

Trên đường trở về, Đấu Bá Tỷ nói với phu xe: "Khuất tướng quân lần này ra trận chắc chắn sẽ thua, bởi ông ấy bước chân kiêu ngạo, trong lòng có chút ngạo mạn".

Đấu Bá Tỷ nói xong liền đi gặp Sở Vương, nói rõ sự quan sát của mình đồng thời thỉnh cầu Sở Vương phái thêm chi viện. Nhưng đợi đến khi Sở Vương phái quân chi viện đã không kịp đuổi theo đội quân của Khuất Hà.

Khuất Hà quả nhiên vì khinh địch liều lĩnh tiến công nên bị kẻ địch phản công quyết liệt. Kết quả quân Sở thua to, Khuất Hà bỏ mạng tại thung lũng hoang.

Xe đầy thì lật, làm người mà quá kiêu ngạo thì 10 việc hỏng 9.

Trong lòng sản sinh kiêu ngạo, giống như dây leo sinh trưởng trong bóng tối, lặng lẽ nuốt chửng con tim chính trực, che lấp ánh mắt thông suốt khi nhìn nhận bản thân và ánh mắt khiêm tốn khi nhìn nhận thế giới.

Vì thắng mà kiêu, nên sau đó khó mà thắng lại; Vì tiến mà ngạo, nên sau đó khó lòng tiến thêm nửa bước.

Ẩn tâm kiêu ngạo, thay thế bằng tâm khiêm tốn mới có thể tiến đến tận cùng.

Ẩn tâm nghi kỵ

Cổ nhân có câu: "Dụng nhân bất nghi, nghi nhân bất dụng". Đã dùng thì không được hoài nghi, đã hoài nghi thì không dùng.

Đây là lời khuyến cáo cho những người nắm quyền, cũng là lời cảnh tỉnh cho những người bình thường như chúng ta.

Âu Dương Tu từng nói: "Đạo dùng người cốt ở bất nghi. Thà vất vả trong việc chọn người, cũng không tùy tiện dùng người mà không tin tưởng.

lam-nguoi-an-tam1

Nói về việc nghi kỵ gây hiểu nhầm với người khác, không thể không nhắc tới Tôn Quyền.

Tôn Quyền thời còn trẻ từng được bốn phương ca ngợi. Tào Tháo từng mong ước "sinh con được như Tôn Quyền", Chu Du cũng từng khen Tôn Quyền là "thần võ hùng tài".

Nhưng đến khi về già, Tôn Quyền lại không anh minh như thời trẻ. Tính tình ngày càng nóng nảy, hay đa nghi, nghi kỵ quần thần.

Đối với quan võ tướng lĩnh, nếu họ xuất quân đánh trận, sẽ bắt cả nhà họ làm con tin. Đối với quan văn triều thần, bí mật cắt cử người giám sát nhất cử nhất động của họ.

Trong đó có một người, từng được Tôn Quyền trọng dụng, nhưng cuối cùng lại chết trong thất vọng vì sự nghi kỵ của Tôn Quyền, người đó chính là Lục Tốn.

Lục Tốn mưu trí hơn người, lại trung thành cương trực, lập công lớn cho Giang Đông.

Thế nhưng, một người có đức hạnh và tài năng như vậy, lại bị Tôn Quyền nhiều lần nghi kỵ. Cuối cùng, ông ôm hận qua đời sau nhiều lần bị Tôn Quyền quở mắng và trách móc.

Lục Tốn một lòng một dạ với Tôn Quyền, hết sức chân thành, cúc cung tận tụy, vất vả cả đời vì Đông Ngô. Hành động của Tôn Quyền không những mất đi một vị hiền thần, còn khiến quần thần thất vọng. Tôn Quyền vì vậy mà bị người đời chỉ trích, mang tiếng xấu "đa nghi".

Sự nghi kỵ đối với người khác giống như một chiếc gai độc, một khi cắm vào lòng người sẽ để lại sẹo khó lành.

Đáng sợ hơn cả, chiếc gai độc ấy không chỉ hại người mà còn hại mình. Tâm nghi kỵ không đoạn tuyệt với người ngoài mà còn đẩy mình vào thế cô lập.

Bởi vậy, ẩn tâm nghi kỵ thay bằng sự chân thành mới biến mình thành cái đích mà mọi người muốn cùng hướng tới.

Chỉ khi có được cái tâm biết ẩn biết giữ mới có thể quan sát vạn vật, không đẩy mình vào thế bất lợi. Mong rằng, bất cứ ai trong số chúng ta cũng đều có đôi mắt sáng để nhìn đời và cái tâm sáng để thấu hiểu đời.

Theo:  xevathethao.vn copy link