Bớt quản
Cổ nhân dạy: "Lời không hợp, hãy bớt nói. Việc không liên quan, hãy bớt quản." Tọc mạch vốn chẳng tốt đẹp gì, nhưng nó lại là bản tính của rất nhiều người. "Quản chuyện" mãi rồi thành ra thích soi mói, và tự cho mình cái quyền tự do đánh giá về người khác. Chuyện của thiên hạ, từ bé đến lớn cũng đều có thể trở thành chủ đề để bàn luận, mua vui, để rồi gây ra những đổ vỡ và vết thương đau lòng. Nên nhớ, bạn không thể can thiệp vào cuộc sống của người khác, ngay cả khi đó là vì lợi ích của chính họ.
Bớt nói
Hồng trần nhiều thử thách, nhân thế nhiều gian truân, chúng ta nhất định sẽ nhận ra, những người đại trí tuệ thường rất kiệm lời. Cổ nhân dạy: "Nói nhiều mà làm hư chuyện, còn không bằng nói khéo mà nói ít". Một lời nói ra như bát nước đổ đi, đừng nghĩ nói sai thì xin lỗi là xong chuyển. Bởi những tổn thương mà các lời nói sai mang lại đâu thể xóa nhòa chỉ bằng một lời xin lỗi.
Có những lúc, lời nói còn gây xát thương mạnh hơn dao súng, bởi vì vết thương do dao đâm dễ lành, nhưng vết thương gây ra bởi "khẩu nghiệp" thì biết lấy gì để chữa. Bệnh tật từ miệng mà ra, tai họa cũng từ miệng mà ra, đừng dùng cái miệng để ngăn cản phúc đức của bạn.
Bớt nghĩ
Người càng thành công càng hiểu, nghĩ nhiều mà không làm, sẽ chỉ giậm chân tại chỗ. Vậy nên mới có câu: "Nghĩ nhiều không bằng làm tốt, làm chuẩn." Không ngừng học tập để trưởng thành hơn, xác định rõ mục tiêu, vận dụng những gì đã học hỏi được vào việc mình làm, kết quả sẽ tốt hơn sự mong đợi. Sống vô tri, ngu muộn, luôn lo lắng vẩn vơ sẽ rất dễ phạm phải sai lầm.