Con bị dị ứng vì... hàng xóm nuôi chó mèo nhiều

07:58, Thứ tư 22/06/2011

( PHUNUTODAY ) - Chó mèo từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết trong nhiều gia đình. Tuy nhiên quá trình tiếp xúc và đùa nghịch với thú yêu lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ dị ứng không chỉ với người lớn mà còn cả với các bé.

(Phunutoday) - Chó mèo từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết trong nhiều gia đình. Tuy nhiên quá trình tiếp xúc và đùa nghịch với thú yêu lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ dị ứng không chỉ với người lớn mà còn cả với các bé.
Khi nào bé dị ứng thú nuôi?
 
Dị ứng với thú nuôi trong nhà là một phản ứng miễn dịch với lông thú, nước bọt, nước tiểu hay phân của động vật. Bản thân lông động vật không phải là tác nhân gây dị ứng mà do lông của chúng có thể bắt giữ phấn hoa, bụi, nấm mốc, và những tác nhân gây dị ứng khác. Khi một đứa trẻ tiếp xúc với thú nuôi, dị ứng nguyên sẽ xâm nhập qua hơi thở hoặc khi trẻ con tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hay phân của thú nuôi, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ cảnh báo và sản xuất ra histamins và hơn 40 chất hóa học khác để chống lại những tác nhân gây dị ứng này.

Histamine gây viêm mũi và đường hô hấp, còn những chất hóa học khác có thể gây ra các triệu chứng dị ứng phổ biến như: chảy nước mũi, chảy nước mắt, hắt hơi và triệu chứng của hen suyễn như ho hoặc thở khò khè. Thực tế, hầu hết bệnh suyễn xuất hiện ở trẻ em rất sớm và nguyên nhân có thể từ vật nuôi. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh, khoa Dị ứng, Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, ở Việt Nam, tỷ lệ dị ứng do lông chó, mèo ở khoảng 5% - 7%, thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng như hen, viêm mũi xoang dị ứng, chàm, viêm kết mạc mùa xuân, nổi mề đay…Những loài như: chó, chuột đồng, heo, các loài mèo đều có thể gây ra phản ứng dị ứng cho trẻ.

Triệu chứng thường thấy của một bệnh nhân dị ứng với vật nuôi là sau khi tiếp xúc với chúng  sẽ bị chàm, viêm mũi dị ứng, bị lác sữa (ở trẻ em), nổi mề đay, thậm chí trường hợp nặng có thể bị phù quinck (mặt mũi bị sưng phù).

Ở những trường hợp nhạy cảm, thậm chí không trực tiếp nuôi hoặc tiếp xúc với con vật (đặc biệt là mèo), bệnh nhân vẫn có thể bị ảnh hưởng. Một em bé bị hen (có nguồn gốc từ dị ứng với mèo), ngồi cạnh một người có nuôi mèo sẽ có nguy cơ bị lên cơn.

Một trường hợp khác mà BS Tuyết Lan- Chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM thường gặp là bệnh nhân đến khám than phiền việc thường bị dị ứng do… hàng xóm nuôi chó mèo nhiều, lông và các chất bài tiết bay sang nhà, không sao tránh khỏi

Mô tả ảnh.
 


Bảo vệ trẻ an toàn bên thú cưng

Nếu bạn muốn có một con vật nuôi trong nhà, nhưng nghi ngờ con bạn có thể bị dị ứng thì hãy chờ cho đến khi con bạn ít nhất được 6 tuổi. Những triệu chứng dị ứng thường ít xảy ra ở trẻ em lớn hơn. Ví dụ, một phản ứng dị ứng với thú nuôi có thể gây cho con bạn khó thở khi con bạn 4, 5 tuổi. Trong khi phản ứng dị ứng này chỉ gây ho nhẹ cho đứa trẻ 8 tuổi.

Những người có cơ địa dị ứng rất dễ dẫn đến bệnh hen suyễn. 50% bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng có thể phát bệnh này. Ngoài ra, nếu cha hoặc mẹ là người bị hen suyễn hoặc có cơ địa dị ứng thì con cái cũng rất dễ bệnh tương tự nên cần phải cẩn thận khi nuôi vật cưng trong nhà.

Dù tránh lông thú dễ hơn nhiều so với tránh phấn hoa hay bụi, nhưng một số chất gây dị ứng ở động vật, như vẩy lông mèo, cũng có thể rất khó kiểm soát. Hiệp hội Dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ (ACAAI) khuyên bạn làm theo những bước sau:

1. Giữ cho thú cưng sạch sẽ:

Đ ó là một trong những cách tốt nhất để giảm thiểu sự tiếp xúc giữa con với những chất gây dị ứng. Hãy tắm cho thú cưng một tuần/ lần sau đó bôi dầu Neem lên da của con vật. Sử dụng dầu Neem không chỉ làm mềm và ẩm da mà còn có tác dụng trừ bọ chét – thứ gây ngứa, dẫn đến việc vật nuôi cứ phải gãi và làm phát tán các vẩy lông nhiều hơn.

2. Tổng vệ sinh:

 Nhà càng sạch có nghĩa càng ít chất gây dị ứng, vẩy lông thú, bụi bẩn… những thứ này rất dễ phát tán trong không khí, bám trên các món đồ nội thất, thảm, rèm cửa, thậm chí cả trên tường. Vậy nên nếu trong nhà bạn có người bị dị ứng, mà cũng có nuôi cả thú cưng thì bạn đành phải chăm chăm tổng vệ sinh nhà cửa thôi. Hãy giặt thú bông, chăn gối, rèm cửa đều đặn bằng nước ấm. Lưu ý: hãy đeo khẩu trang khi lau dọn, cũng như tránh hút bụi khi con cũng đang ở trong phòng.
Vì rèm cửa dày hay thảm có thể giữ lại các chất gây dị ứng trong vòng sáu tháng, nên bạn hãy tính đến chuyện cất thảm đi và thay vào đó bằng loại sàn trơn (lát gỗ hay lót bằng vải dầu), ít nhất ở trong phòng con. Với những bề mặt cứng, nhẵn như thế, bạn chỉ cần dùng khăn lau bụi đi là hiệu quả rồi.

3. Lập hàng rào chắn:

Dù thú cưng có vẻ đã sạch sẽ thơm tho nhưng bạn vẫn phải giới hạn không cho nó vào một số khu vực trong nhà, đặc biệt là bếp, phòng ngủ, phòng con… Sau khi con chơi với thú cưng, bạn hãy cho con đi tắm và thay quần áo; nếu không thể thì ít nhất cũng phải rửa tay cho con rồi trước khi đi ngủ thì tắm gội (bạn không muốn con đem theo chất gây dị ứng vào phòng ngủ chứ). Quần áo con thay ra, nếu chưa giặt được ngay thì cũng cần để riêng ra một chỗ.

Bạn cũng không nên cho thú cưng leo lên ghế, vì không gì lưu giữ vẩy lông thú “tốt” như nệm ngồi cả đâu. Nếu không thể làm vậy, hoặc chó/ mèo nhà bạn có một chỗ ngồi yêu thích mà bạn không nỡ cấm, thì hãy bọc chiếc ghế hay sofa đó bằng loại vải bọc có thể tháo ra và đem giặt dễ dàng. 

  • Thảo Trần

mal">

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc