Con ngồi học bị mẹ trói chân vào bàn?

07:19, Chủ nhật 13/03/2011

( PHUNUTODAY ) - (PNamp;ĐS) - Để con gái "ổn" trước khi vào lớp 1, chị Tâm cho con học thêm 3 tối/tuần, bé được đón từ trường mầm non về là lăn xả vào công cuộc rèn chữ ngay.

 

Mô tả ảnh.
Mẹ và con cùng khám phá thiên nhiên. Ảnh: Peeclub

Có một luồng ý kiến cho rằng con trẻ bị đánh mất tuổi thơ khi chúng chỉ cần biết ăn biết ngủ đã là ngoan thì lại phải gò lưng để học. Đó là chưa kể tác hại của việc bố mẹ tự dạy con học sai cách làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, đến sự phát triển thể lực của các cháu. 

Những người phản đối việc dạy con sớm còn dẫn ra số liệu một cuộc khảo sát về tư thế ngồi học của 2771 học sinh phổ thông 3 cấp học tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ học sinh ngồi học sai tư thế chiếm tới 97,3% và tỷ lệ mắc cong vẹo cột sống học đường chiếm 18,9%. 

Khai mở khả năng tiềm tàng

Trong buổi tọa đàm, chị Phan Thị Hồ Điệp, mẹ bé Đỗ Nhật Nam - cậu bé có khả năng ngoại ngữ đặc biệt (9 tuổi thành thạo hai ngoại ngữ: Anh, Nhật và thi Toefl IBT đạt 87 điểm, là dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam) đã có những chia sẻ thú vị kinh nghiệm về phương pháp giáo dục sớm.

gds.jpg
Chị Phan Thị Hồ Điệp (bìa phải) chia sẻ về kinh nghiệm nuôi dạy 
bé Nhật Nam.


Khi mang thai, chị thường xuyên nói chuyện, hát cho con nghe. 5 tháng tuổi, mỗi lần con bị đau bụng, chị lại chị lên tấm hình một em bé đang nhăn nhó và nói “Nam đau giống như em bé kia kìa” và sau đó khi đau bụng, bé Nam biết chỉ lên bức hình em bé. Bé Nam một tuổi, chị tập cho con nhận biết đồ vật, thế giới bằng cách sờ, nghe, nói… Khi phát hiện con có thiên hướng ngôn ngữ, chị tạo cho con niềm đam mê.

Bé Nam đã giỏi ngoại ngữ, chị vẫn cố gắng tạo tình huống có vấn đề để duy trì niềm đam mê ấy cho con. Chẳng hạn vợ chồng chị thường mở hội thảo do “giáo sư” Nam thuyết trình. Bố mẹ nhận xét chân thành: “có lúc mẹ thấy buồn ngủ vì cách trình bày của con hơi cứng, đề nghị thêm yếu tố hài hước…”

Theo TS. Nguyễn Minh Đức, Viện trưởng Viện nghiên cứu Giáo dục trẻ thông minh sớm, bạn có thể có một tuổi thơ nuối tiếc nhưng đừng cho con mình một tuổi thơ tiếc nuối. Hãy để trẻ phát triển trẻ toàn diện, không nên chỉ chú trọng phát triển trí tuệ vì mong con thành tài mà quên đi khía cạnh nhân cách của con.

  • Huyền Anh
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc