Con người thực sự của Tào Tháo: Bí mật hậu thế đến giờ vẫn chưa tỏ tường

09:11, Thứ hai 30/07/2018

( PHUNUTODAY ) - Chúng ta hầu như đều biết đến Tào Tháo là một con người độc ác, gian xảo, bất nhân...Tuy nhiên, đó chỉ là những điều độc giả biết đến qua ngòi bút của La Quán Trung. Vậy con người thực sự của Tào Tháo như thế nào?

Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng hình thành Tào Ngụy thời Tam quốc. La Quán Trung phác họa hình tượng Tào Tháo trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa có phần cảm tính, chưa thật đúng với con người Tào Tháo. Bài viết này sẽ tập trung khai thác câu chuyện bí ẩn xung quanh cuộc đời Tào Tháo và những khía cạnh Tam quốc diễn nghĩa chưa đề cập.

Trung thần Tào Tháo

Tam Quốc Diễn Nghĩa là tiểu thuyết lịch sử được tác giả sáng tác dựa trên cuốn sử liệu Tam Quốc Chí, do đó trong truyện có nhiều hư cấu, thể hiện quan điểm và tình cảm yêu ghét cá nhân. Tác giả yêu Lưu Bị và ghét Tào Tháo, nên đã tô vẽ cho Lưu mà bôi đen cho Tào.

Những năm cuối đời Đông Hán, hoàng thân quốc thích và hoạn quan thay nhau nắm quyền, dẫn đến cuộc chiến tranh quyền đoạt lợi diễn ra khắp trong triều cho đến các địa phương. Chính quyền Đông Hán chỉ còn cái danh, thực chất là đã mục ruỗng. Sau đó Đổng Trác tự lập Hiến Đế, Tào Tháo vì không muốn theo bè lũ gian tà mà phẫn uất rời khỏi kinh thành. Tào Tháo thủy chung giữ tấm lòng trung trinh với Hán thất, không muốn nhìn thấy nhà Hán tiêu tan như thế này. Nhiều địa phương nổ ra chiến tranh khiến Hiến Đế phải lẩn tránh khắp nơi, cũng chẳng có ai quan tâm, lại còn bị giậu đổ bìm leo.

ITxKkX-20170602-6-dai-nguyen-tac-hanh-su-tao-nen-su-thanh-cong-cua-tao-thao

Tào Tháo đích thân đón Hiến Đế về Hứa Xương, tuy thay thiên tử hành sự, dựa vào thiên tử mệnh lệnh quần thần, nhưng trong tâm vẫn vô cùng tôn kính Hiến Đế, để Hiến Đế sống 30 năm không phải lo về cái ăn, cái mặc, còn kéo dài nhà Hán thêm hơn 20 năm. Cho đến lúc cuối đời, Tào Tháo vẫn chỉ là Ngụy Vương, chưa từng xưng Đế, cả đời chỉ là bề tôi nhà Hán. Thế nhưng, việc này lại bị người đời sau truyền là “ép thiên tử để hiệu lệnh thiên hạ”, từ đó mà công kích Tào Tháo là gian thần. Đây thực sự là lý giải sai lệch lòng trung trinh của Tào. Nếu không có Tào Tháo, e rằng nhà Hán đã không tồn tại từ lâu rồi.

Vậy từ góc độ khách quan lịch sử, Tào Tháo là nhân vật như thế nào?

Thứ nhất, Tào Tháo có tài trí kinh luân dọc ngang trời đất. Thứ hai, Tào Tháo có tham vọng to lớn không sợ hãi. Thứ ba, Tào Tháo có lòng khoan dung độ lượng như bốn biển. Thứ tư, Tào Tháo có tinh thần phản loạn, không sợ người ta đàm tiếu. Nếu Tào Tháo sống trong thời thái bình thịnh thế, ông ắt sẽ thành hiền thần thân cận của hoàng đế. Nhưng hiện thực thật tàn khốc, ông sống trong những năm khói lửa chiến tranh liên miên, tài trí và tham vọng của Tào Tháo đã định sẵn ông được phú cho sứ mệnh lịch sử kết thúc thời loạn thế phân tranh này.

Tào Tháo thích đọc sách binh pháp

Tào Tháo, tự Mạnh Đức, là nhà chính trị và nhà quân sự nổi tiếng cuối thời Đông Hán, là người sáng lập ra nhà Tào Ngụy. Tào Tháo thích đọc “Binh pháp Tôn Tử”, về binh pháp cũng có tri thức rất thâm sâu, có sức ảnh hướng mạnh mẽ đối với sự phát triển của binh pháp học.

Tào Tháo thiếu thời đã học rộng đa tài, túc trí đa mưu, thích đọc binh pháp. Năm 20 tuổi, Tào Tháo được bổ nhiệm làm Bắc bộ úy Lạc Dương. Tào Tháo nhiều lần lập công khi trấn áp quân nổi loạn Khăn vàng, được thăng chức làm Tễ Nam tướng. Khi Tam Quốc tranh bá, Tào Tháo lần lượt đánh bại những cường địch như Lã Bố, Viên Thiệu, lập nên nhà Tào Ngụy, thống nhất phương bắc. Tào Tháo tinh thông “Binh pháp Tôn Tử”, có trước tác các sách “Binh pháp tiếp yếu”, “Binh thư yếu luận”… đó là sự kế thừa và phát triển của “Binh pháp Tôn Tử”. Tào Tháo còn hiệu chính chú giải “Binh pháp Tôn Tử”, có tên là “Tôn Tử chú”, mở đầu cho trào lưu chỉnh lý và chú thích “Binh pháp Tôn Tử”, có cống hiến cực lớn đối với lý luận quân sự cổ đại.

0-1461907759311-0-72-796-1155-crop-1461907772048

Tào Tháo đốt thư sách

Tào Tháo hai lần đốt thư sách, lần thứ nhất thể hiện tấm lòng độ lượng bao dung rộng lớn như biển cả, lần thứ hai thể hiện khí khái anh hùng hiên ngang vùng vẫy đất trời, dám làm dám xả bỏ, công sức tinh hoa cả đời về quân sự coi nhẹ như không, khiến cho người đời sau không ngớt lời khen ngợi.

Lần thứ nhất đốt thư là sau trận Quan Độ. Trận Quan Độ là trận chiến kiệt xuất của Tào Tháo khi chiến thắng Viên Thiệu, không chỉ giúp ông củng cố chính quyền Tào Ngụy, mà còn viết nên trang sử huy hoàng nhất trong sự nghiệp quân sự của mình. Chiến dịch này Tào Tháo thắng lợi, Viên Thiệu phải chạy lưu vong. Binh sỹ khi sắp xếp lại các vật dụng Viên Thiệu để lại đã phát hiện có rất nhiều thư tín qua lại giữa các quan trọng thần trong triều với Viên Thiệu. Nội dung thư đại đa phần là chuyện cơ mật, là vật chứng cho thấy họ ngầm cấu kết với Viên Thiệu.

Các tướng lĩnh, mưu sỹ thuộc hạ của Tào Tháo đều khuyên Tào Tháo điều tra từng bức thư của từng người liên quan, quyết không thể dung thứ, giết hết kẻ phản thần. Nhưng Tào Tháo không nghe theo lời khuyên của thuộc hạ, ông nói: “Viên Thiệu thế lực lớn mạnh nhường ấy, đến như ta cũng không thể tự bảo vệ mình được, nói gì đến người khác”. Thế là Tào Tháo mệnh lệnh cho binh sỹ đem hết thư tín đó đi thiêu hủy.

Lần đốt thứ hai chính là đốt bản thảo “Mạnh Đức tân thư” của mình. Lần đốt sách này là do Trương Tùng lập kế báo thù Tào Tháo. Sự tình lúc đó như sau: Khi Dương Tu đem quyển sách mới của Tào Tháo đến cho Trương Tùng xem, Trương Tùng do trước đó có xa cách với Tào Tháo, muốn trả thù, bèn cố ý học thuộc nội dung sách, rồi nói sách của Tào Tháo là sao chép của cổ nhân, ngay cả đứa trẻ lên 3 cũng có thể đọc thuộc như cháo chảy.

Sau đó, lời này truyền đến tai Tào Tháo, Tào Tháo cảm thấy không nên giữ lại để người đời sau chê cười, bèn đích thân châm lửa đốt cuốn sách mới của mình. Cũng chính vì điều này làm cho sách binh pháp của Tào Tháo không được truyền cho hậu thế, trở thành niềm tiếc nuối lớn nhất trong lịch sử sách binh pháp.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc