Đặt ông Thần Tài ở chỗ này chẳng mấy chốc mà ăn nên làm ra, tiền đếm không xuể

( PHUNUTODAY ) - Theo các chuyên gia phong thủy, đặt tượng ông Thần Tài đúng vị trí sẽ giúp gia chủ gặp may mắn, công việc làm ăn diễn ra thuận lợi.

Vị trí đặt ông Thần Tài

Theo quan niệm phong thủy, Thần Tài là biểu tượng cho tài lộc và may mắn. Đây là vị thần cai quản vàng bạc, châu báu trong nhân gian.

Những người làm kinh doanh, buôn bán thường lập bàn thờ Thần Tài để cầu cho chuyện làm ăn suôn sẻ, thuận buồn xuôi gió. Đặc biệt, khác với bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài luôn được đặt dưới đất. Nguyên nhân là do Thần Tài theo thuyết Thiên - Địa - Nhân, có nghĩa là là "nở ra" từ dưới đất.

Theo sự tích dân gian, Thần Tài bị đuổi đánh trốn vào góc nhà nên bàn thờ vị thần này cũng thường được đặt ở góc nhà.

Bàn thờ Thần Tài nên được đặt ở vị trí hợp với mệnh của gia chủ hoặc theo dòng khí hướng vào nhà. Hai chỗ có thể chọn đặt bàn thờ là cung Thiên Lộc và Quý Nhân. Đây là nơi có thể hỗ trợ gia chủ làm ăn phát tài.

Bàn thờ Thần Tài có tượng ông Thần Tài và ông Địa.

Bàn thờ Thần Tài có tượng ông Thần Tài và ông Địa.

Thông thường, bàn thờ Thần Tài thờ chung với Thổ Địa. Khi đặt bàn thờ ở vị trí tốt nhất trong nhà, gia chủ nên lưu ý đến vị trí đặt ông Thần Tài và ông Địa.

Tượng Thần Tài, ông Địa nên được làm bằng sứ. Nhìn từ bên ngoài vào, ông Thần Thài ngồi bên trái, ông Địa ngồi bên phải. Sau khi thỉnh hai vị thần này cần dán chữ nho sau lưng bàn thờ. Ở giữa 2 là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy.

Tuy bàn thờ được đặt ở dưới đất nhưng các vị thần này ưa sạch sẽ, sáng sủa. Do đó, trong quá trình thờ cúng, gia chủ nên thường xuyên vệ sinh bàn thờ, giữ sạch tượng thần để may mắn, tiền tài đến với gia đình.

Thời điểm nên cúng Thần Tài

Theo các chuyên gia phong thủy, chúng ta nên thắp hương Thần Tài vào buổi sáng lúc 7 – 9h (giờ Thìn) là tốt nhất.

Khi khấn Thần Tài vào buổi sáng, bạn có thể sử dụng bài văn khấn sau:

Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.

Con tên là……….. niên canh……….., ……….tuổi.

Ở tại ngôi gia, số…….. đường……… quận……… tỉnh (thành)………… Việt Nam quốc.

Khấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được ………………….. (lời khấn để xin điều gì đó).

Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ………… (hứa hẹn tạ lễ).

Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.

Khấn xong, vái hay lạy ba cái.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn