Cùng nhìn lại chặng đường lịch sử của “huyền thoại” Nelson Mandela

20:00, Thứ sáu 06/12/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Nelson Mandela - vị tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi, người được cả thế giới biết đến như chiến sĩ đấu tranh vì tự do hàng đầu, nhà hoạt động chống chủ nghĩa apartheid (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc), đã ra đi.

Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đêm 5/12 thông báo, cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela - biểu tượng của phong trào chống phân biệt chủng tộc đã qua đời ở tuổi 95 sau một thời gian dài điều trị căn bệnh viêm phổi.

Ông Mandela sinh ngày 18/7/1918 tại Mvezon, Nam Phi. Nelson Mandela là tổng thống người da màu đầu tiên của Nam Phi nhiệm kỳ từ năm 1994-1999 và nhận được Giải thưởng Nobel Hòa bình vào năm 1993.

Tại Nam Phi, Mandela còn được biết tới với tên gọi Madiba, một tước hiệu danh dự mà bộ lạc của ông thường trao cho những già làng.

Cùng điểm lại những dấu mốc trong chặng đường lịch sử của vị tổng thống huyền thoại Nelson Mandela:

Mandela trở thành chủ tịch Đại hội Đoàn Thanh niên châu Phi vào năm 1951.

Ông Mandela trong văn phòng Mandela&Tambo, một văn phòng luật của ông Mandela và Oliver Tambo ở Johannesburg lập ra để cung cấp dịch vụ tư vấn luật hợp pháp giá rẻ và miễn phí dành cho những người dân Nam Phi da đen.

Ông Mandela kết hôn với người vợ thứ hai, là một người hoạt động xã hội, bà Winnie Madikizela vào năm 1958. Lúc đó, ông đã là một thành viên của Hội nghị quốc gia châu Phi và bắt đầu sự nghiệp cống hiến cả đời mình cho Nam Phi.


Ông Nelson và bà Winnie Mandela giơ nắm tay chào mừng tù nhân được giải phóng khỏi nhà tù Victor Verster vào năm 1990. Ông đã nói, ông vẫn ở tư thế đứng thẳng và uy nghi như ngày ông bước vào nhà tù 27 năm trước.

Một người dân Nam Phi rạng rỡ giơ cao một tờ báo đăng tin ông Mandela được ra tù vào ngày 11/2/1990. Hai ngày sau, hơn 100.000 người tụ tập chào đón ngày ông thoát khỏi chốn tù đày.


Ông Mandela và Tổng thống Zambian trong đại hội ANC vào ngày 3/3/1990 ở Lusaka, Zambia. Mandela được bầu làm chủ tịch của ANC vào năm sau.


Sau khi ra tù vào năm 1990, ông Mandela bắt đầu chuyến đi vòng quanh thế giới, gặp Tổng thống Mỹ George H.W. Bush tại Nhà Trắng vào tháng 6.


Tại ngôi nhà ở Soweto của ông, Mandela thổi nến mừng ngày sinh nhật thứ 72 của mình vào ngày 18/7/1990. Đó là sinh nhật đầu tiên ông tổ chức với tư cách một người dân tự do từ những năm 1960.


Ông Mandela và phu nhân hân hoan trước những người ủng hộ trong một chuyến thăm Brazil tại cung điện của thống đốc ở Rio De Janeiro, ngày 1/8/1991.


Tổng thống Nam Phi Frederik de Klerk (phải) và ông Mandela cùng nhận giải Nobel Hòa bình năm 1993 vì cống hiến vì sự chuyển đổi của luật phân biệt chủng tộc.


Ông Mandela bỏ phiếu lần đầu tiên trong đời vào ngày 26/3/1994.


Ông Mandela trong một buổi bầu cử ở Mmabatho vào ngày 14/3/1994.


Ông Mandela từ chức sau một nhiệm kỳ ở cương vị tổng thống. Kế nhiệm là ông Thabo Mvuyelwa Mbeki, (phải) tuyên thệ vào tháng 6/1999.


Ông Mandela ngồi bên ngoài nhà tù trước đây ông bị giam giữ ở đảo Robben vào ngày 28/11/2003, dẫn đầu một chương trình từ thiện vì bệnh nhân AIDS ở thị trấn Cape. Ông đã bị đày vào tù và trải qua 27 năm sau song sắt.


Ông Mandela và một nhóm nhà báo quốc tế đến thăm Quỹ Nelson Mandela ở Johannesburg vào tháng 5/2004.


Ông Mandela ngồi cạnh phu nhân Graca Machel và con gái tại lễ tang con trai vào ngày 15/1/2005. Ông thẳng thắn cho biết việc con trai mình Makgatho Lewanika Mandela chết vì bệnh AIDS và nói rằng căn bệnh này nên được công khai, vì vậy mọi người nên chấm dứt việc xem nó như một điều kỳ dị.


Ông Mandela tham dự một buổi diễn vì bệnh nhân HIV/AIDS ở Johannesburg vào ngày 17/2/2005.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton nghiêng mình trước cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela trong một chuyến thăm vào ngày 19/7/2007, ở Johnnesburg.


Một bức tượng đồng Mandela được khánh thành ở Quảng trường Quốc hội Anh ở London, ngày 29/8/2007. Bức tượng được đặt đối diện tòa Quốc hội.

Ông Mandela sau một buổi chụp hình vào ngày 26/6/2008, ở London.


Ông Mandela gặp gỡ trẻ em quốc tế trong chuyến hành trình từ thiện của mình vào năm 2009.


Ông Neson Mandela và người vợ thứ 3, Graca Machel, trong giải Worldcup  vào năm 2010.


Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gặp ông tại nhà ở Nam Phi vào ngày 6/8/2012.

Rất nhiều tình cảm đã được gửi đến cựu Tổng thống da đen đầu tiên Nam Phi, một người quả cảm đấu tranh không mệt mỏi vì giấc mơ bình đẳng chủng tộcSự ra đi của người đàn ông vĩ đại Nelson Mandela đã làm cho nhiều người nổi tiếng trên thế giới cảm thấy đau buồn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: