Xuất thân của cung nữ triều Thanh
Xuất thân của các cung nữ tốt hơn nhiều so với thái giám, phần lớn là những người không có gốc gác rõ ràng, con cháu của quan lại bị phạm tội hoặc con nhà nghèo được tuyển chọn bởi các quan trong hậu cung.
Một số trường hợp còn lại là do họ tự nguyện muốn vào cung để thấm nhuần các lễ nghi triều đình. Đặc biệt vào nhà Thanh, cung nữ phải có lai lịch rõ ràng, địa vị nhất định trong xã hội, phải con nhà quan viên mới được tuyển vào cung.
Ngoài việc hầu hạ Hoàng đế, họ còn có cơ hội trở thành phi tần, thê thiếp. Vì vậy, trong hậu cung nhà Thanh còn có một quy tắc bất thành văn khi trừng phạt cung nữ không được phép tát vào mặt.
Ngoài ra, thời gian phục vụ của cung nữ thường ngắn hơn thái giám. Họ có thể rời cung sau 10 năm làm việc, khoảng 25 tuổi có thể quay trở về nhà để kết hôn với người khác. Tuy nhiên, con gái ngày xưa thường lấy chồng ở tuổi 15, 16 nên khi ở ngoài độ tuổi 25, việc kết hôn cũng rất khó khăn.
Những cung nữ sau khi nhập cung đều được dạy dỗ, học phép tắc và cách làm việc. Nếu làm việc không tốt hay học kém, cung nữ cũng bị trừng phạt như đánh hoặc quỳ. Cuộc sống của cung nữ trong cung tương đối tẻ nhạt, phạm vi hoạt động bị hạn chế tối đa, không được tùy tiện đi lung tung.
Cung nữ phải phục vụ chủ nhân của mình tất tần tật mọi thứ, từ chải đầu tới bưng nước, phải giả vờ vui buồn tùy theo sắc mặt của chủ. Cung nữ luôn đứng túc trực bên cạnh chủ nhân hàng tiếng đồng hồ, phải thức đêm canh cho chủ nhân ngủ. Sự canh gác của cung nữ chính là phòng tuyến cuối cùng thông báo nếu có kẻ gian xâm nhập lúc nữa đêm.
Nơi ở của cung nữ rất khác nhau, tùy theo địa vị và vị trí công việc của họ. Nếu cung nữ hầu hạ Hoàng hậu và các phi tần có địa vị cao, trách nhiệm của họ lúc nào cũng phải túc trực bên cạnh chủ nhân.
Vì vậy, họ sẽ sống trong một căn phòng nhỏ bên cạnh phòng của chủ nhân để tiện cho việc gọi bất cứ lúc nào. Còn những cung nữ khác thường sống chung trong một căn phòng nhỏ, điều kiện sống tương đối đơn giản. Tùy theo tính chất công việc sẽ được bố trí nơi ở gần đó và phần lớn sống bên ngoài Tử Cấm Thành.
Vì sao cung nữ nhà Thanh không được phép ăn cá?
Nhiều người cứ nghĩ cung nữ làm công việc hầu hạ hoàng đế và các phi tần trong hậu cung có cuộc sống thoải mái, dễ chịu, ăn sung mặc sướng. Thế nhưng, trên thực tế, cung nữ luôn phải cẩn trọng từng lời ăn tiếng nói và hành động để tránh bị chủ nhân trừng phạt. Cụ thể, ngay từ khi nhập cung, cung nữ được dạy các cung quy, luật lệ khi hầu hạ chủ nhân. Nếu vi phạm các quy tắc thì nhẹ bị phạt đòn roi, trừ lương bổng, nặng thì mất mạng.
Trong số các cung quy, cung nữ phải đặc biệt chú ý đến chuyện ăn uống. Theo quy định của hoàng cung, cung nữ không được phép có mùi lạ khó chịu trên người. Đặc biệt, cung nữ không được ăn các món có vị tanh như cá vì nó sẽ để lại mùi khó chịu. Nếu chủ nhân ngửi thấy thì sẽ "nổi trận lôi đình" và trừng phạt cung nữ vi phạm cung quy.
Do đó, phần lớn cung nữ không dám ăn cá và các món có vị tanh khi hầu hạ hoàng đế và các phi tần. Họ không muốn bị khép vào tội "đại bất kính", khiến bản thân chịu tội cũng như liên lụy đến những người khác. Tuy nhiên, một vài cung nữ thèm ăn món cá nên vẫn thưởng thức món ăn này. Sau khi ăn xong, họ sẽ cố gắng "khử" mùi tanh trên cơ thể bằng việc sử dụng các hương liệu, dầu thơm. Dù vậy, đôi khi cung nữ vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn mùi tanh hoặc các mùi khó chịu trên cơ thể. Khi ấy, hoàng đế và các phi tần có thể trừng phạt cung nữ phạm tội.
Khi bị phạt đánh, cung nữ phạm tội cũng không được phép kêu ra tiếng. Họ phải nhẫn nhịn chịu đựng đau đớn để tránh bị phạt nặng hơn. Ngoài ra, hàng ngày cung nữ luôn phải xuất hiện trong vóc dáng chỉn chu, điềm tĩnh, bước đi vững vàng ổn định.
Ngay cả khi gặp chuyện không vui hoặc bị ốm đau thì cung nữ cũng không được phép thể hiện gương mặt ủ đột. Họ luôn phải giữ nét mặn tươi tắn, tránh làm chủ nhân tức giận. Sau thời gian phục vụ trong cung, các cung nữ sẽ được rời khỏi Tử Cấm Thành và sống một cuộc đời bình lặng đến cuối đời. Vì vậy, trong mắt người dân thời đó, làm cung nữ trong triều Thanh là một công việc tốt.