Cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 vào giờ nào là chuẩn nhất: vào sáng sớm hay giữa trưa?

( PHUNUTODAY ) - Cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch là chuẩn nhất.

Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào là tốt nhất?

Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch là chuẩn nhất. Bởi theo tên gọi: Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.

Dịp Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối, do đó người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu cho tai qua nạn khỏi, được mùa.

Người xưa quan niệm rằng: Trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi, nảy nở gây nguy hại cho con người.

Lũ sâu bọ này chỉ xuất hiện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.

Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như Việt Nam, Đài Loan, Triều Tiên và Trung Quốc.

Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như Việt Nam, Đài Loan, Triều Tiên và Trung Quốc.

Lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ 5/5

Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ các gia đình thường bày biện các thứ sau:

- Các loại quả: Mận, vải, chuối, dưa hấu, hồng viêm…

- Rượu

- Nước

- Vàng mã, hương, hoa

Tết Đoan ngọ 2019 vào ngày nào?

Tết Đoan ngọ 2019 vào thứ 6 ngày ngày 7/6 Dương lịch.

Tết Đoan Ngọ là ngày gì?

Tết Đoan Ngọ 5/5 rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên và Việt Nam.

Ở Việt Nam, dân gian còn gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng.

Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ đâu?

Tết Hàng năm cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, người dân nước ta lại tổ chức ăn tết đoan ngọ. Đây là ngày lễ truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có ngày tết đoan ngọ. Thực chất đây là phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong một năm.

Theo truyền thuyết về Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam, vào một ngày sau vụ mùa, người nông dân năm ấy đang sung sướng vì được mùa, nhưng lại ngay lập tức phải đau đầu vì tự nhiên sâu bọ ở đâu kéo đến phá hoại các loại thực phẩm, trái cây đã thu hoạch.

Đang không biết phải làm sao, đột nhiên có một ông lão từ xa đi đến tự xưng là Đôi Truân, ông lão chỉ cho cách, mỗi nhà phải lập một đàn cúng gồm có trái cây, bánh tro, sau đó ra trước cửa nhà vận động, tập thể dục. Nhân dân chỉ thực hiện như đúng lời ông lão nói, và quả thật sâu bộ tự động biến mất. Từ đó, hàng năm vào ngày 5-5 âm lịch, mọi người sẽ làm lễ cúng đoan ngọ hay hiểu nôm na là tết giết sâu bọ.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link