Ý nghĩa tầng thứ sâu của vận mệnh, chính là phải học biết buông bỏ và trở về, buông bỏ hết thảy mọi thứ xốc nổi ồn ào, trở về với sự an hòa tĩnh tại trong tâm.
Đời người học biết lắng đọng. Lắng đọng không phải là chán nản, mà là dùng một trái tim thản nhiên nhìn xuyên thấu cái tính nóng nảy, là trong không gian tĩnh lặng tìm được vị trí thuộc về bản thân mình.
Xem bản thân mình thành như bông hoa, bạn chính là tiến bước vào những ngày xuân. Đời người không có gì khiến ta phải lạc lõng mơ hồ, đi lại tùy ý một chút, phóng khoáng một chút, bất cứ lúc nào đều có thể bắt đầu làm những việc bản thân mình muốn làm, mong bạn đừng dùng tuổi tác và những thứ khác để trói buộc bản thân.
Đời người cần lập kế hoạch cụ thể, nhưng vẫn luôn có những chuyện ngoài ý muốn. Thay vì cưỡng cầu chuyện nào đó đạt được một mục tiêu nào đó, chi bằng hãy thuận theo tự nhiên. Tất nhiên không phải là phó thác cho số mệnh, mà hãy nghe theo mách bảo của con tim mà làm điều tốt nhất.
Đời người có đau khổ có niềm vui là vẹn toàn nhất, đời người có thành công có thất bại là hợp lý nhất. Đời người có được có mất là rất công bằng, đời người nhấp nhô không bằng phẳng thế mới có giá trị. Bước trên con đường gập ghềnh, tuy là vất vả gian nan, nhưng có một trái tim vĩnh hằng, khát vọng luôn sẽ trổ hoa. Thất bại tạm thời vốn không viết thay điều gì cả, quan trọng là bạn cần có một trái tim bình thường giản dị, mỉm cười mà đối đãi, được thế cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Nếu cuộc sống là một chén nước, thế thì đau khổ chính là bụi bặm rơi vào trong chén nước đó. Không có ai mà cuộc sống trước sau đều tràn ngập trong hạnh phúc vui vẻ, mà sẽ luôn có những đau khổ dày vò tâm hồn bạn.
Chúng ta có thể lựa chọn tĩnh tâm lại, từ từ lắng đọng những đau khổ đó. Nếu không ngừng xáo trộn, đau khổ sẽ tràn đầy mọi ngóc ngách trong cuộc sống của chúng ta. Vậy nên, không loạn bởi tâm, không bị tình cảm vây khốn, không sợ hãi tương lai, không tiếc nuối quá khứ. Nếu làm được vậy, ta sẽ có được một tâm hồn bình an.
Tâm trạng không phải toàn bộ đời người, nhưng lại có thể chi phối toàn bộ đời người. Tâm tình tốt thì cái gì cũng tốt. Tâm tình không tốt, mọi thứ đều rối loạn. Chúng ta thường thường không phải bị hạ gục bởi người khác, mà là tâm trạng xấu hạ thấp hình tượng của chúng ta, hạ thấp năng lực của chúng ta, nhiễu loạn tư duy của chúng ta. Kiểm soát tốt tâm trạng, cuộc sống mới sẽ đâu đâu cũng bình hòa. Có một tâm thái tốt mới dễ dàng có được một tâm trạng tốt, tâm trạng tốt rồi, mọi chuyện mới thật sự tốt.
Người có trí huệ, mãi đều đang tận hưởng mỗi một giây, bởi họ biết một giây này một khi qua đi thì sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Người ngu si, mãi đều oán trách mỗi một giây, luôn cảm thấy mỗi một giây của hiện tại thật đau khổ, một giây sau sẽ ổn hơn. Kẻ trí sống trong tận hưởng, khai sáng tương lai. Người ngu sống trong oán trách, kỳ vọng xa xỉ vào tương lai. Trải nghiệm mỗi phút mỗi giây như vậy, chỉ trong gang tấc mà khác biệt như trời với đất!
Khi chúng ta chấp trước vào một thứ gì đó, trong tâm sẽ luôn lo lắng vì không có được, hoặc mất đi. Nếu chúng ta có quan niệm của Phật Pháp, hiểu được đạo lý duyên khởi như mộng ảo, hiểu được có được chưa hẳn đã tốt, mà mất đi cũng chưa chắc không hay, thế thì, tâm của chúng ta sẽ có tính đàn hồi, có một loại trí huệ, có thể chịu đựng được sự cô đơn, quấy nhiễu hoặc đả kích, cũng sẽ không vì suy tính thiệt hơn mà đau khổ, lo lắng.
Khi lòng bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy nhìn thế giới theo góc độ khác. Những lúc áp lực, hãy thay đổi hoàn cảnh hít thở thật sâu. Những lúc hoang mang, hãy thay đổi vị trí để suy xét vấn đề. Những lúc do dự, hãy thay đổi lối tư duy mà đưa ra lựa chọn chính xác. Những lúc buồn nản, hãy thay đổi hoàn cảnh để tìm niềm vui.
Những lúc phiền não, hãy thay đổi tư duy để giải quyết. Những lúc oán giận, thay đổi phương pháp để nhìn nhận vấn đề. Những lúc tự ti, hãy đổi một cách nghĩ khác để đối đãi. Hãy thay đổi suy nghĩ từ nhiều vị trí khác nhau, thiết nghĩ thế giới của bạn sẽ tươi đẹp hơn hiện tại rất nhiều.
Nhân quả rất công bằng, hễ vật chất thịnh hành thì dục vọng của con người càng được củng cố và tăng trưởng mạnh mẽ. Chính tham muốn dục vọng quá đáng đã tạo cho con người dính mắc vào “cái ta” ích kỷ này. Nào tài sản sự nghiệp, tiền bạc của cải, khi có đầy đủ rồi lại tìm cách được điạ vị danh vọng, tiếng tăm để tô bồi bản ngã của mình.
Dĩ nhiên, khi có được hai điều kiện trên thì việc hưởng thụ sắc đẹp, ăn sung mặc sướng và ngủ nghỉ thoải mái đã làm cho tất cả chúng sinh thân tâm phải bị bức bách, khổ sở.
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới. Người không được thì tìm cách trộm cướp, lường gạt của người khác. Kẻ bần cùng thì oán trời trách đất, oán ghét xã hội, bạn bè, người thân.
Có nhiều gia đình cha mẹ vừa nằm xuống thì trong nhà anh em ruột thịt đã tranh nhau đòi chia gia tài, so bìvới nhau từ lằn ranh bờ đất, chửi bới thưa kiện nhau ra tòa để giành của về mình. Anh em ruột thịt còn như thế thì huống chi là người dưng nước lã, làm sao có thể thương yêu giúp đỡ nhau bằng tình người trong cuộc sống.
Người có tiền của còn tham như vậy thì nói gì đến người nghèo khổ, thiếu trước hụt sau. Trong cảnh túng quẫn có khi họ phải ăn trộm, cướp giật, lường gạt của người khác. Người Phật tửchân chính phải biết tạo dựng cho mình một đời sống trong sạch, miễn sao có miếng ăn thức uống vừa đủ mà trau dồi đạo đức tâm linh; biết nhường cơm xẻ áo, nhín ăn bớt mặc để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh trên tinh thần của ít lòng nhiều.
Học biết mỉm cười, dần dần khí chất của bạn sẽ ngày càng tốt.
Học được thích ứng, dần dần tình cảnh của bạn sẽ ngày càng thuận.
Học biết tìm hiểu, dần dần sẽ ngày càng có thêm nhiều tri kỷ.
Học biết bao dung, dần dần cuộc sống của bạn sẽ ngày càng hoàn mỹ.
Học biết thưởng thức, dần dần các mối quan hệ xã hội sẽ ngày càng rộng.
Học biết khiêm nhường, dần dần bụng dạ của bạn sẽ ngày càng rộng.
Có được thiện lương, dần dần thế giới của bạn sẽ ngày càng thanh tịnh.