10 thực phẩm quen thuộc nhưng âm thầm tàn phá gan, thèm mấy cũng nên tránh

( PHUNUTODAY ) - Bạn không thể ngờ rằng nhiều thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày có thể là 'thủ phạm' gây hại khủng khiếp cho gan.

Không hề ngạc nhiên khi gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người. Bất cứ tổn hại nào đối với gan cũng có thể chứa tác động nghiêm trọng đến toàn bộ chức năng của cơ thể. Nhiều người chỉ ăn uống theo thói quen hoặc sở thích mà không chú ý tác động của chúng đến các cơ quan nội tạng, trong đó có gan – cơ quan đầu tiên giúp cơ thể loại bỏ độc tố từ thức ăn.

Ngoài chế độ sinh hoạt khoa học, chúng ta cần phải chú ý đến thực phẩm dung nạp vào cơ thể để tránh gây tổn hại cho gan.

Đồ nướng, rán

Nhung-thuc-pham-la-sat-thu-hai-gan-khung-khiep-4-1545019057-544-width665height413

Ăn đồ nướng rán là thói quen phổ biến của nhiều người. Ăn đồ nướng rán tẩm cả chất đường cho có chất ngọt và nướng già để giòn tan gây ra hoạt chất gây ung thư (nướng rán ở nhiệt độ cao). Nó không tốt cho gan bởi chất độc phải qua gan xử lý, gan hoạt động nhiều hơn, gây nóng trong người như nổi mụn, táo bón,...Thường là nướng đồ mỡ, giàu chất đạm, khi chuyển hóa đều cần nước, bởi cơ thể 55-70% là nước.

Nếu không uống đủ nước sẽ gây mệt mỏi cho cơ quan chuyển hóa, làm cho quá trình chuyển hóa không bình thường, khiến cho gốc tự do tấn công tế bào, có thể gây nổi mụn, ngứa, hen, ảnh hưởng tới hệ tim mạch, hệ hô hấp xảy ra trong quá trình chuyển hóa không bình thường, gốc tự do.

Măng tươi

Măng là thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một số loại măng, đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong.

Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg trong 1kg măng củ.

Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.

Nhung-thuc-pham-la-sat-thu-hai-gan-khung-khiep-2-1545019057-139-width665height443

Đường

Carbohydrates đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể, chức năng hệ thống miễn dịch và khả năng thụ tinh. Tuy nhiên, quá nhiều chất này, đặc biệt là các loại carbohydrates tinh chế như đường làm cản trở khả năng hoạt động của gan, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ và nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

Nếu hàm lượng đường vượt quá mức cho phép sẽ làm kích hoạt sự phân chia tế bào, làm tăng kích thước và mức độ chất béo trong gan. Tổn thương gan cũng có thể xảy ra khi gan phải làm việc quá sức.

Muối

Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Ăn uống quá nhiều muối góp phần làm tổn thương gan ở người lớn và phát triển phôi. Lượng muối ăn vào tăng lên có liên quan đến huyết áp cao, là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim và đột quỵ, theo boldsky.

Ngoài ra, quá nhiều muối có thể dẫn đến sự thay đổi trong các tế bào gan liên quan đến xơ hóa. Vì vậy, cần giảm lượng muối trong bữa ăn của bạn.

Thức ăn nhanh

Nhiều nhà hàng thức ăn nhanh sử dụng chất béo chuyển dạng trong quá trình rút ngắn để chiên, vì chúng sử dụng được lâu hơn các loại dầu khác.

Các nhà khoa học Thụy Điển năm 2008 phân tích kết quả của 18 người tình nguyên viên đã tiêu thụ 2 bữa ăn nhanh hằng ngày trong suốt 1 tháng nghiên cứu. Những tình nguyện viên tăng đáng kể cân nặng, phát triển nguy cơ mắc bệnh gan. Mức tiêu thụ chất béo chuyển hóa cao làm vượt quá khả năng xử lý của gan.

Chất béo thâm nhập tế bào trong gan dẫn đến tổn thương gan. Thậm chí, những dấu hiệu tổn thương gan xuất hiện rõ rệt ngay từ tuần đầu tiên thực hiện thử nghiệm.

Thịt đỏ

Với hàm lượng protein phong phú, thịt đỏ là loại thực phẩm cần thiết trong chế độ ăn mỗi ngày của con người. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc cắt giảm lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn sẽ giúp bạn có một lá gan khỏe mạnh hơn.

Nhung-thuc-pham-quen-thuoc-hai-gan-khung-khiep-thit-do-1524803095-438-width665height449

Nếu gan của bạn khỏe mạnh, nó có thể phá vỡ các protein trong thịt một cách dễ dàng. Còn nếu gan của bạn yếu thì sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển hóa protein. Khi gan bị suy giảm chức năng chuyển hóa protein, lượng protein dư thừa sẽ trở nên độc hại và ảnh hưởng trực tiếp đến não, gây chóng mặt, mệt mỏi.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tránh ăn nhiều thịt đỏ, đặc biệt là khi đã được chẩn đoán bị bệnh gan. Một số loại thịt trắng như thịt gà và cá sẽ là sự lựa chọn tốt để bạn có thể nhận được protein mà vẫn không gây hại chức năng gan.

Thức ăn đóng hộp

Thức ăn đóng hộp được chế biến sẵn chứa rất nhiều thành phần không lành mạnh bao gồm chất bảo quản, chất nhũ hoá làm ngọt nhân tạo và chất tạo màu.

Một nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Boston, Anh nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ăn uống ở chuột, bao gồm thực phẩm chế biến và chưa qua chế biến.

Kết quả của nghiên cứu xác định rằng, những con chuột tiêu thụ thực phẩm chế biến có nhiều chất béo trong cơ thể, mức chất béo cao hơn trong máu, và tăng gấp đôi lượng chất béo trong gan so với nhóm ăn thức ăn chưa qua chế biến.

Rượu

Uống quá nhiều trong một thời gian dài có thể gây ra gan nhiễm mỡ, xơ gan, hoặc viêm gan, thậm chí cả 3 vấn đề trên cùng một lúc. Uống nhiều rượu trong một thời gian dài làm phá hủy mô gan, gây ra sẹo, làm cản trở khả năng hoạt động của nó.

nhung-thuc-pham-tot-va-khong-tot-danh-cho-gan-2-701x467

Rượu cũng có rất nhiều calo và góp phần nguyên nhân gây bệnh béo phì và bệnh gan nhiễm mỡ, ung thư gan.

Gừng không tốt đối với người bệnh gan

Gừng là thực phẩm rất tốt đối với mọi người, nhưng do gừng có chứa nhiều volatile khi biến chất sinh ra chất safrole gây lên biến tính xấu, không tốt đối với những người bệnh gan, đặc biệt là viêm gan.

Nó làm hoại tử tế bào gan và gây ảnh hưởng cho gan dẫn đến chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan ngày càng trở nên xấu đi.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn