Đài Loan mưu thăm dò dầu khí Trường Sa,Philippines ra biển Đông

18:50, Thứ sáu 28/12/2012

( PHUNUTODAY ) - Philippines triển khai lực lượng thủy quân lục chiến đến một số hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa; Đài Loan sẽ cử đội nghiên cứu lấy mẫu tại các lô dầu khí tiềm năng ở quanh đảo Ba Bình... là tin tức thời sự chính ngày 28/12.

Ảnh nóng)- Philippines triển khai lực lượng thủy quân lục chiến đến một số hòn đảo quần đảo Trường Sa ở Biển Đông; Đài Loan sẽ cử đội nghiên cứu lấy mẫu tại các lô dầu khí tiềm năng ở quanh đảo Ba Bình... là tin tức thời sự chính ngày 28/12.

Đài NHK Nhật Bản ngày 27/12 đưa tin cho biết, Philippines đã bắt đầu triển khai lực lượng thủy quân lục chiến tinh nhuệ trên 9 hòn đảo và bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông kể từ tháng 10/2012. Tại một số hòn đảo, lượng binh sĩ nhiều gấp đôi so với các đảo khác.
Đài NHK Nhật Bản ngày 27/12 đưa tin cho biết, Philippines đã bắt đầu triển khai lực lượng thủy quân lục chiến tinh nhuệ trên 9 hòn đảo và bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông kể từ tháng 10/2012. Tại một số hòn đảo, lượng binh sĩ nhiều gấp đôi so với các đảo khác.

 

Đầu tháng 10/2012, AFP đưa tin cho biết Philippines đã triển khai thêm 800 binh sĩ thủy quân lục chiến đến quần đảo Trường Sa và lập một trụ sở quân sự mới nhằm bảo vệ các lợi ích ở Biển Đông, điểm nóng tranh chấp với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, ngay sau đó đại diện của Philippines, Người phát ngôn lực lượng vũ trang, Đại tá Arnulfo Burgos cho biết nước này chỉ triển khai thêm 80 chứ không phải 800 binh sĩ và khoảng 1000 quân đã đóng ở đó trong nhiều năm nay từ rất lâu trước khi những căng thẳng tranh chấp đảo leo thang.
Đầu tháng 10/2012, AFP đưa tin cho biết Philippines đã triển khai thêm 800 binh sĩ thủy quân lục chiến đến quần đảo Trường Sa và lập một trụ sở quân sự mới nhằm bảo vệ các lợi ích ở Biển Đông, điểm nóng tranh chấp với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, ngay sau đó đại diện của Philippines, Người phát ngôn lực lượng vũ trang, Đại tá Arnulfo Burgos cho biết nước này chỉ triển khai thêm 80 chứ không phải 800 binh sĩ và khoảng 1000 quân đã đóng ở đó trong nhiều năm nay từ rất lâu trước khi những căng thẳng tranh chấp đảo leo thang.

 

Trong một diễn biến khác, tờ Taipei Times dẫn lời Cục trưởng Cục Năng lượng Đài Loan Âu Gia Thụy cho hay, cục này đã dành riêng 17 triệu Đài tệ (583.670 USD) để cung cấp tài chính cho kế hoạch thăm dò tài nguyên thiên nhiên xung quanh đảo Ba Bình tại quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Dự án thăm dò dự kiến sẽ chính thức được khởi động vào tháng 1/2013. Đài Loan sẽ cử các đội nghiên cứu tiến hành kiểm tra và lấy mẫu tại các lô dầu khí tiềm năng ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình.
Trong một diễn biến khác, tờ Taipei Times dẫn lời Cục trưởng Cục Năng lượng Đài Loan Âu Gia Thụy cho hay, cục này đã dành riêng 17 triệu Đài tệ (583.670 USD) để cung cấp tài chính cho kế hoạch thăm dò tài nguyên thiên nhiên xung quanh đảo Ba Bình tại quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Dự án thăm dò dự kiến sẽ chính thức được khởi động vào tháng 1/2013. Đài Loan sẽ cử các đội nghiên cứu tiến hành kiểm tra và lấy mẫu tại các lô dầu khí tiềm năng ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình.

 

Theo nghị sĩ Lâm Úc Phương của Quốc dân đảng, Đài Loan vừa mới tăng cường năng lực phòng thủ tại đảo Ba Bình vào tháng 9, với việc trang bị 8 tổ hợp pháo tự động và một số pháo cối 120 mm. Việc tăng cường vũ trang dự kiến sẽ giúp chính quyền Đài Loan khai thác khu vực tốt hơn, theo ông này.
Theo nghị sĩ Lâm Úc Phương của Quốc dân đảng, Đài Loan vừa mới tăng cường năng lực phòng thủ tại đảo Ba Bình vào tháng 9, với việc trang bị 8 tổ hợp pháo tự động và một số pháo cối 120 mm. Việc tăng cường vũ trang dự kiến sẽ giúp chính quyền Đài Loan khai thác khu vực tốt hơn, theo ông này.

 

 Ngày 28/12, Bộ Ngoại giao Philippines lên tiếng
Ngày 28/12, Bộ Ngoại giao Philippines lên tiếng "phản đối mạnh mẽ" việc Trung Quốc triển khai tàu Hải Tuần 21, được trang bị bãi đỗ trực thăng, đến Biển Đông, trong khu vực mà Manila và Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Raul Hernandez cho biết, việc tuần tra này sẽ không thể giải quyết được căng thẳng giữa hai nước bùng lên từ hồi tháng 4, đồng thời kêu gọi Trung Quốc tôn trọng vùng lãnh hải của Philippines cũng như vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trong phạm vi 200 hải lý từ thềm lục địa của nước này.

 

Tờ Tân Kinh ngày 28/12 đưa tin, trong buổi họp báo chiều 27/12, Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay cơ quan này đang theo dõi chặt chẽ mọi động thái của Nhật Bản ngoài Senkaku, đặc biệt là việc Tokyo đã điều động chiến đấu cơ F-15 xuất kích ngăn chặn và xua đuổi máy bay Y-12 của lực lượng Hải giám Trung Quốc khi nó cố tìm cách bay vào không phận Senkaku. Tuy nhiên Dương Vũ Quân đã né câu hỏi của phóng viên rằng không quân Trung Quốc có điều động máy bay quân sự ra Senkaku như những gì Nhật Bản đã làm hay không.
Tờ Tân Kinh ngày 28/12 đưa tin, trong buổi họp báo chiều 27/12, Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay cơ quan này đang theo dõi chặt chẽ mọi động thái của Nhật Bản ngoài Senkaku, đặc biệt là việc Tokyo đã điều động chiến đấu cơ F-15 xuất kích ngăn chặn và xua đuổi máy bay Y-12 của lực lượng Hải giám Trung Quốc khi nó cố tìm cách bay vào không phận Senkaku. Tuy nhiên Dương Vũ Quân đã né câu hỏi của phóng viên rằng không quân Trung Quốc có điều động máy bay quân sự ra Senkaku như những gì Nhật Bản đã làm hay không.

 

Cũng trong ngày 27/12, Thạch Thanh Phong, người phát ngôn Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho hay, Nhật Bản sẽ phải
Cũng trong ngày 27/12, Thạch Thanh Phong, người phát ngôn Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho hay, Nhật Bản sẽ phải "gánh chịu mọi hậu quả" nếu tiếp tục phái chiến đấu cơ ngăn chặn và rượt đuổi máy bay Y-12 của Hải giám Trung Quốc.

 

Tờ Tân Kinh báo ngày 28/12 dẫn nguồn tin Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho hay, nước này đang lên phương án xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần trên Biển Đông và Bắc Kinh
Tờ Tân Kinh báo ngày 28/12 dẫn nguồn tin Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho hay, nước này đang lên phương án xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần trên Biển Đông và Bắc Kinh "có đủ khả năng và điều kiện phát cảnh báo sóng thần đến các quốc gia xung quanh Biển Đông". Khi phóng viên đặt câu hỏi, Trung Quốc có hợp tác với các bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông trong hoạt động cảnh báo sóng thần hay không, một quan chức Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho biết cơ quan này hy vọng các bên có thể gác lại tranh chấp và cùng hợp tác.

 

Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Bảo tồn Sinh học của Australia số ra ngày 27/12, sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc đã và đang đe dọa nghiêm trọng môi trường sống và khiến diện tích các rạn san hô tại Biển Đông suy giảm đáng kể.  Cụ thể, trong vòng 30 năm qua, diện tích các rạn san hô ở Biển Đông đã suy giảm ít nhất 80%. Nếu như 15 năm trước, diện tích san hô tại một số các đảo san hô vòng và quần đảo tại đây chiếm tới 60% thì nay con số này đã giảm xuống còn 20%.
Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Bảo tồn Sinh học của Australia số ra ngày 27/12, sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc đã và đang đe dọa nghiêm trọng môi trường sống và khiến diện tích các rạn san hô tại Biển Đông suy giảm đáng kể. Cụ thể, trong vòng 30 năm qua, diện tích các rạn san hô ở Biển Đông đã suy giảm ít nhất 80%. Nếu như 15 năm trước, diện tích san hô tại một số các đảo san hô vòng và quần đảo tại đây chiếm tới 60% thì nay con số này đã giảm xuống còn 20%.

 

Nghiên cứu nhận định sự phát triển ở khu vực duyên hải, tình trạng ô nhiễm và nạn đánh bắt cá bừa bãi cùng với sự phát triển kinh tế quá nóng của Trung Quốc là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.
Nghiên cứu nhận định sự phát triển ở khu vực duyên hải, tình trạng ô nhiễm và nạn đánh bắt cá bừa bãi cùng với sự phát triển kinh tế quá nóng của Trung Quốc là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.

 

Theo Chu Vĩnh Thắng, một giáo sư tại Học viện Ngoại giao Trung Quốc, việc triển khai máy bay giám sát khu vực Senkaku có thể trở thành một hoạt động
Theo Chu Vĩnh Thắng, một giáo sư tại Học viện Ngoại giao Trung Quốc, việc triển khai máy bay giám sát khu vực Senkaku có thể trở thành một hoạt động "thường xuyên và có hệ thống". Trong khi đó, Vương Tân Sinh, một giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, nói rằng Trung Quốc sẽ triển khai tàu tuần tra, tàu hải giám và máy bay chiến đấu tới Senkaku "rõ ràng là một hành động tuyên bố chủ quyền" và thể hiện quyết tâm của Trung Quốc trong tuyên bố trên.

 

Trung Quốc đã 4 lần phái máy bay tuần tra khu vực Senkaku kể từ đầu tháng 12 tới nay và 4 lần Nhật Bản cũng điều chiến đấu cơ ra ứng phó.
Trung Quốc đã 4 lần phái máy bay tuần tra khu vực Senkaku kể từ đầu tháng 12 tới nay và 4 lần Nhật Bản cũng điều chiến đấu cơ ra ứng phó.

 

 Hãng tin Jiji Nhật Bản cho biết Chính phủ Trung Quốc đã từng đưa ra một văn bản ngoại giao công nhận quần đảo Senkaku thuộc vương quốc Ryukyu (Okinawa) năm 1950. Hãng Jiji đã có trong tay bản sao văn bản gốc này. Đây là lần đầu tiên một căn bản chính thức của Trung Quốc công nhận quần đảo Senkaku thuộc Ryukyu được phát hiện. Văn bản này trái ngược với quan điểm hiện nay của Trung Quốc rằng Senkaku là một phần của Đài Loan. Văn bản trên hiện được coi là tài liệu mật. Chính phủ Nhật Bản tin rằng văn bản này đáng được chú ý vì Trung Quốc đã công nhận rằng quần đảo Senkaku rất quan trọng đối với Nhật Bản.
Hãng tin Jiji Nhật Bản cho biết Chính phủ Trung Quốc đã từng đưa ra một văn bản ngoại giao công nhận quần đảo Senkaku thuộc vương quốc Ryukyu (Okinawa) năm 1950. Hãng Jiji đã có trong tay bản sao văn bản gốc này. Đây là lần đầu tiên một căn bản chính thức của Trung Quốc công nhận quần đảo Senkaku thuộc Ryukyu được phát hiện. Văn bản này trái ngược với quan điểm hiện nay của Trung Quốc rằng Senkaku là một phần của Đài Loan. Văn bản trên hiện được coi là tài liệu mật. Chính phủ Nhật Bản tin rằng văn bản này đáng được chú ý vì Trung Quốc đã công nhận rằng quần đảo Senkaku rất quan trọng đối với Nhật Bản.

 

Cảnh sát biển Hàn Quốc hôm 26/12 đã bắt giữ 21 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép tại vùng lãnh hải phía tây của Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải, theo Yonhap. Các tàu cá trên đã đánh bắt trái phép tại vùng nước cách bờ biển phía tây Hàn Quốc 83km, theo nhà chức trách Hàn Quốc. Chỉ trong 9 tháng đầu năm nay, cảnh sát biển Hàn Quốc đã bắt giữ 123 tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép.
Cảnh sát biển Hàn Quốc hôm 26/12 đã bắt giữ 21 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép tại vùng lãnh hải phía tây của Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải, theo Yonhap. Các tàu cá trên đã đánh bắt trái phép tại vùng nước cách bờ biển phía tây Hàn Quốc 83km, theo nhà chức trách Hàn Quốc. Chỉ trong 9 tháng đầu năm nay, cảnh sát biển Hàn Quốc đã bắt giữ 123 tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép.

 

Đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul cho hay, Bắc Kinh cũng đang nỗ lực làm những gì có thể để ngăn chặn nạn ngư dân của họ xâm nhập và đánh bắt trộm trên vùng biển Hàn Quốc. Họ đã chỉ đạo chính quyền các địa phương có ngư dân hoạt động trên biển Hoàng Hải về vấn đề này.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul cho hay, Bắc Kinh cũng đang nỗ lực làm những gì có thể để ngăn chặn nạn ngư dân của họ xâm nhập và đánh bắt trộm trên vùng biển Hàn Quốc. Họ đã chỉ đạo chính quyền các địa phương có ngư dân hoạt động trên biển Hoàng Hải về vấn đề này.

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc