Sinh ra bên dòng sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) trong một gia đình nhà nho, Võ Nguyên Giáp sớm đến với con đường cách mạng.
Là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975).
Ông cũng trực tiếp và tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Xuất thân là một giáo viên dạy sử, nhà báo, ông trở thành một chính trị gia và tướng lĩnh quân sự nổi bật trong lịch sử Việt Nam với các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
|
Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế). |
|
Ông chụp với bố mẹ, con gái Hồng Anh (áo trắng) và các cháu năm 1946. |
|
Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền. |
|
Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội. |
|
Năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao quân hàm Đại tướng cho Võ Nguyên Giáp, ông trở thành vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi. Trong ảnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949. |
|
Từ tháng 8/1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951. Trong ảnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950). |
|
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng vào lúc 17h30 ngày 13/3/1954, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. |
|
Mệnh lệnh Tổng công kích Chiến dịch Điện Biên Phủ. Khối bộc phá 900 kg nổ lúc 20h30 ngày 6/5/1954 trên đồi A1 là hiệu lệnh Tổng công kích của Bộ chỉ huy cho các đơn vị trên chiến trường Điện Biên Phủ. |
|
Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp theo dõi diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). |
|
Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công (ngày 13/5/1954) |
|
Từ năm 1954 đến năm 1976, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông còn là Phó Thủ tướng Chính phủ, sau là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (từ năm 1955 đến năm 1991). Trong ảnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tiếp ông Kliment Voroshilov, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô ngày 20/5/1957. |
|
Khen ngợi nhân dân địa phương và anh chị em công nhân đội vận tải thuyền sông Gianh (Quảng Bình) đã góp phần tích cực vận chuyển hàng ra tiền tuyến (1968) | Năm 1969, nhân kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ Đại tướng đến thăm thương bệnh binh ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 | |
|
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân |
|
Đại tướng đi kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch rà phá thủy lôi thành công (tháng 3/1973). Trên boong tàu hải quân, Đại tướng khẳng định: "Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo của Tổ quốc". |
|
Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh (tháng 4/1975). Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu trưởng), Thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quân ủy Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) |
|
Ngày 7/2/1980, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật. Trong ảnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Anh hùng Phạm Tuân thăm Trung tâm huấn luyện Gagarin (Liên Xô) tháng 7/1980. |
|
Năm 1983, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch khi Ủy ban này được thành lập (cùng với một số Bộ trưởng các Bộ và Tổ chức khác làm phó). Trong ảnh, Đại tướng trò chuyện với Chủ tịch Fidel Castro trong chuyến thăm Cuba |
|
Năm 1991, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi chức ủy viên Trung ương, Phó Thủ tướng, nghỉ hưu ở tuổi 80. Trong ảnh, Đại tướng tiếp Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara năm 1995. Trong dịp gặp các phái đoàn Mỹ, đại tướng đã giải thích cho họ hiểu rõ hơn về chiến tranh nhân dân Việt Nam: "Vị tướng giỏi nhất Việt Nam là nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Người Mỹ thua Việt Nam bởi vì chưa hiểu vị tướng ấy". |
|
Dù đã nghỉ hưu, tuổi cao sức yếu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn quan tâm đến tình hình đất nước. |
|
Tháng 11/2007, ông viết thư bày tỏ ý kiến về việc xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu. Năm 2009, Đại tướng viết thư góp ý về dự án bauxite ở Tây Nguyên. |
|
Những bức ảnh đời thường hiếm hoi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp |