1. Không chế biến chung sữa đậu nành với trứng
Một quan niệm sai lầm rằng đánh chung sữa đậu nành với trứng có thể tăng cường dinh dưỡng, tuy nhiên quan niệm này hết sức nguy hiểm cho sức khỏe. Vì lòng trắng trứng sẽ phản ứng với chất trypsin có trong sữa đậu nành, tạo nên hợp chất kết tủa trong đường ruột. Điều này không những làm mất đi dinh dưỡng vốn có của hai loại thực phẩm mà còn khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa.
2. Không nên uống sữa đậu nành cùng thuốc của bạn
Sữa đậu nành có thể mất đi dinh dưỡng nếu bạn uống cùng một số loại thuốc, đặc biệt là những loại thuốc kháng sinh như erythromycine hay tetracycline. Tốt nhất là bạn nên uống thuốc với nước lọc ấm chứ đừng nên uống với bất kỳ loại nước nào khác để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng cũng như an toàn cho sức khỏe nhé.
3. Không nên uống sữa đậu nành với đường đỏ
Một lưu ý khi uống sữa đậu nành quan trọng đó là: Hệ tiêu hóa của bạn có thể bị “xáo trộn” nếu bạn kết hợp đường đỏ với sữa đậu nành, trong thành phần của đường đỏ có các acid hữu cơ như acid axetic, acid lactic,… sẽ kết hợp với protid và canxi trong sữa đậu nành làm mất đi những chất dinh dưỡng quý, thậm chí nó còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
4. Không nên dùng bình giữ nhiệt để đựng sữa đậu nành
Trong môi trường kín như bình giữ nhiệt, các vi khuẩn rất dễ sinh trưởng nếu bạn đựng sữa đậu nành trong đó. Ngoài ra, nếu bạn pha sữa đậu nành mà chưa uống ngay trong khoảng 3-4 giờ tiếp theo thì sữa sẽ bị biến chất và trở thành thức uống có hại cho cơ thể. Chúng tôi cũng khuyên các bạn không nên pha và đựng sữa bột trong bình giữ nhiệt và để quá 3 tiếng. Nên uống ngay để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
5. Không dùng sữa đậu nành thay sữa mẹ khi nuôi con
Tuy sữa đậu nành tốt cho cơ thể nhưng với trẻ sơ sinh thì không gì quý bằng sữa mẹ. Đối với trẻ, những chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ hoàn toàn là nguồn dinh dưỡng quý báu cho sự phát triển của con.
Nhu cầu của trẻ sơ sinh về dinh dưỡng rất nhiều, mẹ cần bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác nhau để cung cấp nguồn sữa cho con chứ không nên sử dụng sữa đậu nành nhé.
6. Nếu đói bạn không nên uống sữa đậu nành
Đây là lời khuyên từ các chuyên gia tới các bạn, khi bụng đói nhiều người có thói quen uống sữa, trong đó có sữa đậu nành. Tuy nhiên nếu bụng đói thì protein trong đậu nành sẽ biến thành nhiệt và tiêu thụ rất nhanh mà chưa kịp hấp thu chất dinh dưỡng. Do vậy bạn nên ăn các thực phẩm như bánh ngọt, bánh mì,… vào lúc đói chứ không phải sữa đậu nành nhé.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về lưu ý khi uống sữa đậu nành tới các bạn đọc, tất cả trường hợp nêu trên chưa hoàn toàn bao quát toàn bộ các trường hợp cần tránh khi sử dụng sữa. Nếu bạn đã, đang mắc một căn bệnh nào đó thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng sữa đậu nành để đảm bảo an toàn nhất nhé. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!