Vì sao chọn chuối thắp hương?
Chuối là giống cây phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt từ xa xưa khi chưa nhiều giống cây trồng như hiện nay thì chuối là loại quả thường gặp nhất, phổ biến nhất ở Việt Nam. Vì thế người xưa thường dâng chuối thắp hương ông bà tổ tiên, thần linh. Đặc biệt chuối đã trở thành trái cây không thể thiếu khi làm mâm ngũ quả của nhiều địa phương. Chuối nằm ở vị trí trung tâm trở thành nền tảng ôm ấp các loại quả khác biểu thị cho sự che chở, nâng đỡ của gia tiên với con cháu. Chuốicó dáng khum khum như bàn tay hứng tài lộc, giữ tiền bạc.
Dâng chuối thắp hương là dâng sản vật gần gũi lên ông bà tổ tiên thể hiện lòng thành của gia chủ. Chuối là trái cây có quanh năm không phân biệt mùa vụ nên cũng rất thuận tiện khi dùng làm trái cây chủ đạo trong thờ cúng. Dâng chuối thắp hương không chỉ là dâng cúng một loại quả một sản vật mà là dâng lên ước nguyện xin được chở che nâng đỡ. Đối với người miền Bắc thì chuối là trái cây phổ biến nhất trong mâm ngũ quả.
Lưu ý tránh đại kỵ phong thủy
Khi đặt chuối lên thắp hương cần chú ý một số điều sau để tránh phạm đại kỵ:
- Không phải mọi vùng miền ở Việt Nam đều thắp hương chuối. Một số nơi kiêng kỵ vì chuối phát âm gần chữ chúi, nghĩa là không may may mắn. Bởi thế nếu bạn "nhập gia tùy tục" nên chú ý để tránh gây tâm lý không tôt trong gia đình.
- Chuối cũng có rất nhiều giống loại. Với người miền Bắc thì chuối thắp hương phổ biến là chuối tiêu để phù hợp với mâm ngũ quả. Còn với người miền Trung thì chuối thắp hương là chuối ngự, chuối lá. Với người miền Nam thì dùng chuối xiêm.
- Tuyệt đối không chọn nải chuối đã chín để vào mâm ngũ quả vì sẽ sinh mùi và dễ gãy rụng quả gây đổ vỡ. Nên chọn nải chuối đã già nhưng còn xanh. Chuối xanh hài hòa màu sắc và tạo sự vững chãi khi thờ cúng.
- Chuối nên chọn nải còn râu ở đầu quả thể hiện sự may mắn và thẩm mỹ cao.
- Thắp hương nên chọn nải chuối có số quả lẻ, không nên chọn số chẵn vì số lẻ là dương là phát triển, số chẵn là đứng im.
- Khi dâng chuối thắp hương nên chú ý hạ lễ trước khi chuối chín để tránh trình trạng chuối rụng ở ban thờ, chuối chảy nước làm bẩn ban thờ.
- Không nên ghép các nải chuối lại với nhau khi thắp hương mà chỉ nên dùng 1 nải.
- Với nhiều gia đình miền Bắc thì thường dùng chuối tiêu hay còn gọi chuối lùn để có dáng nải chuối đẹp, quả chuối dài cuốn cong đủ ôm ấp nải chuối khác và trông như bàn tay Phật che chở. Nhưng một số nơi kiêng chuối tiêu mà chỉ dùng chuối ngự chuối lá...
- Chuối thường được dùng thắp hương tại nhà nhưng tránh mang đi thắp hương ngoài nghãi đị vì chuối là trái cây thu hút linh hồn nên thắp hương ngoài nghĩa địa có thể mang theo hồn ma về nhà. Do đó người xưa dặn con cháu không mang chuối thắp hương ở ngoài nghĩa địa.
- Chỉ đặt nải chuối còn nguyên lên ban thờ, không bẻ rời từng quả vì bẻ rời từng quả biểu thị cho việc thiếu đoàn kết, bị chia tách xa rời.
- Không thắp hương chuối bị sứt sẹo...
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm