Đẩy cháu nội ra khỏi nhà khi có kết quả ADN

05:39, Thứ sáu 30/11/2012

( PHUNUTODAY ) - Một câu chuyện hi hữu, một số phận bất hạnh mà đồng tiền đã có thể thay đổi quá nhiều thứ.

Một câu chuyện hi hữu, một số phận bất hạnh mà đồng tiền đã có thể thay đổi quá nhiều thứ.

[links()]

Sinh ra đã không gặp mặt cha

Phan Thị Hoài sinh năm 1987 được trời phú cho nhan sắc nhưng lại mang nỗi bất hạnh từ nhỏ khi cô sinh ra mà chưa một lần nhìn thấy mặt cha. Cha mẹ cô quê gốc ở Việt Yên - Bắc Giang, cha là bộ đội chuyên nghiệp nhưng đã hi sinh cuối năm 1986. Éo le thay, lúc đó mẹ cô đã mang bầu hơn 3 tháng và hai người đang dự định tổ chức đám cưới.

Gia đình ông bà nội của Hoài có 5 người con nhưng chỉ có bố Hoài là con trai và cũng là con cả trong gia đình. Đau xót trước tin con mất, đối với ông bà, Hoài là tia hi vọng và là giọt máu duy nhất con trai để lại. Thương con, thương cháu, ông bà vẫn đăng ký và tổ chức hôn lễ cho các con.

Được sự động viên của bố mẹ chồng, mẹ Hoài quyết định đi bước nữa vào năm 1998, khi Hoài mới hơn 10 tuổi. Rồi từ ngày đó, mẹ Hoài theo chồng sang Trung Quốc làm ăn buôn bán và cũng bặt tin từ đó.

Ông bà nội đã chăm sóc nuôi dạy Hoài từ nhỏ tới lớn đặt hết tin yêu và hi vọng vào đứa cháu nội duy nhất. Để cháu có thể học hành trong môi trường tốt nhất, khi chuẩn bị bước vào cấp hai, ông bà quyết định chuyển xuống Hà Nội.

Thế nhưng cô Hồng cùng các cô nuôi ý định lấy lại toàn bộ ngôi nhà mà không muốn cho vợ chồng Hoài vì cho rằng Hoài chỉ là cháu không có quyền thừa kế khi các cô là con của ông bà vẫn còn.
Cô Hồng cùng các cô nuôi ý định lấy lại toàn bộ ngôi nhà mà không muốn cho vợ chồng Hoài vì cho rằng Hoài chỉ là cháu không có quyền thừa kế khi các cô là con của ông bà vẫn còn.

Gia sản bán đi, ông bà cho các cô con gái mỗi người một cây vàng, số còn lại mua một ngôi nhà nhỏ trên phố Thụy Khuê – Tây Hồ và coi đây sẽ là nơi con cháu mình sẽ hương hỏa lúc cuối đời.

Lúc Hoài kết thúc 4 năm đại học năm 2009 cũng là lúc ông bà lần lượt khuất núi do tuổi già sức yếu vào cuối năm 2009 và đầu năm 2011. 4 cô con gái của ông bà mà Hoài gọi là cô lúc này đều đã yên bề gia thất, công ăn việc làm ổn định.

Sự mất mát của ông bà là nỗi đau quá lớn đối với Hoài bởi đối với cô, ông bà từ lúc nào đã như người cha người mẹ, là tất cả đối với Hoài. Thời gian ông bà ốm đau, các cô ở xa và đã có gia đình, Hoài hết lòng chăm sóc ông bà từng bữa ăn giấc ngủ đến từng viên thuốc.

Ngôi nhà trên phố Thụy Khuê của ông bà để lại khoảng chừng 40m2 nhưng từ lâu không được tu sửa nên khá lụp xụp. Đầu năm 2012, Hoài kết hôn, sau khoảng hơn 1 tháng, Hoài về nhà chồng, ngôi nhà này gần như bỏ hoang vì không ai đồng ý bỏ gia đình tới đây hương hỏa, cũng không ai được bán đi ngôi nhà đó.

Cuộc họp gia đình vào tháng 3/2012 giữa tất cả các cô và vợ chồng Hoài sau khi thống nhất và cũng là thỏa theo ý nguyện của ông bà là cho vợ chồng Hoài về đây sinh sống và cũng là hương khói cho ông bà tổ tiên vì dù sao Hoài cũng là cháu nội duy nhất của gia đình.

Từ ngày trở về đây sống, đôi vợ chồng trẻ nhờ chí thú làm ăn cũng đã bỏ tiền ra tu bổ lại căn nhà thành hai tầng khá khang trang sạch sẽ. Cuối tháng 9, Hoài sinh con và cũng nghỉ làm ở cơ quan. Hai vợ chồng định bụng sẽ mở cửa hàng bán quần áo ở tầng 1 để có thêm thu nhập.

Tai họa ập xuống

Thế nhưng kinh tế khó khăn, tháng 5/2012, xí nghiệp của cô Hồng làm ăn thua lỗ tiết giảm biên chế và cô được cho giải quyết về hưu sớm. Ngôi nhà tập thể mà cô Hồng và gia đình ở vì thế cũng bị thu về. Trước cảnh mất việc, mất nhà, cô Ngà và các cô khác cũng liên tục phải trợ cấp và cưu mang.

Đến lúc này thì ngôi nhà mà vợ chồng Hoài đang ở các cô nghĩ lại và ngỏ ý với Hoài cho cô Hồng đến ở. Vì là cô ruột, trước hoàn cảnh khó khăn của cô, vợ chồng Hoài cũng rất thiện chí bảo cô về ở cùng mình nhưng xây lên và ở trên tầng ba để cả hai gia đình tiện bề sinh hoạt.

Thế nhưng cô Hồng cùng các cô nuôi ý định lấy lại toàn bộ ngôi nhà mà không muốn cho vợ chồng Hoài vì cho rằng Hoài chỉ là cháu không có quyền thừa kế khi các cô là con của ông bà vẫn còn.

Nhiều lần nói qua nói lại, Hoài quá thất vọng và không thể tin được những người cô ruột mà Hoài rất mực kính mến, giờ đây chỉ vì đồng tiền mà thay đổi quá nhanh.

Sự việc được đẩy lên đỉnh điểm khi các cô yêu cầu thử ADN vì cho rằng Hoài chưa chắc đã cùng huyết thống với gia đình vì mẹ Hoài sinh ra khi bố Hoài không còn và có bầu trước khi hai người đăng ký kết hôn.

Quá bất ngờ trước ý định của các cô vì sự nghi ngờ trắng trợn đó, Hoài nức nở: “Kể từ khi các cô yêu cầu lấy máu để xét nghiệm cùng với các cô, mọi thứ tình cảm, mọi niềm tin trong mình vỡ vụn”.

Tin vào bố mẹ, ông bà và muốn nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn này cũng như xóa tan mọi nghi ngờ của các cô, Hoài tự tin cho các cô đem máu mình đi thử nơi xét nghiệm mà các cô thuê.

Thế nhưng, kết luận của Trung tâm đã mang đến cho Hoài một tin sét đánh: Hoài không cùng huyết thống với các cô đồng nghĩa với việc Hoài không phải là con của bố cũng không phải là cháu nội của ông bà.

Cú điện thoại của cô Hồng gọi đến tuần trước khiến Hoài như ngất đi trong giây phút đó. Tài sản, ngôi nhà là một phần nhưng hoang mang hơn cả đối với Hoài là cái kết quả xét nghiệm kia.

Hàng trăm lần Hoài tự hỏi bản thân cũng là hàng trăm lần khi nghĩ về những kí ức Hoài đều nức nở vì có gặp ác mộng hay có giỏi tưởng tượng tới mấy, Hoài cũng không thể nào nghĩ đến chuyện Hoài không phải là cháu ruột của ông bà.

Thế nhưng đứng trước tình thế gia đình nhỏ của mình bị đuổi ra khỏi nhà và nghi ngờ về tính chính xác của kết quả kia, cho đến giờ này, vợ chồng cô vẫn vững tin đi tìm công lý cho mình.

  • Đỗ Hạnh
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc