Đây chính là nguồn gốc nảy sinh Phúc và Họa, hiểu được ắt sẽ có phúc dày

13:41, Thứ hai 05/11/2018

( PHUNUTODAY ) - Ai cũng mong có phúc không có họa, nhưng bạn đã biết nguồn gốc của phúc và họa từ đâu mà đến?

Phúc sinh ra do ít sự việc

Đọc nhiều sách cổ mở tầm mắt, Quản ít sự việc dưỡng tinh thần.

Thanh nhàn vô sự mới là phúc. Chính vì như thế, mọi người mới gọi "hưởng phúc" là "hưởng thanh phúc".

Nếu một người cả ngày rối loạn với sự việc tâm trạng phiền não, công việc ngập đầu, không có thời gian hưởng thụ cuộc sống, thì cho dù có điều kiện vật chất tốt thế nào đi chăng nữa, e rằng cũng chẳng có niềm vui nào.

Trịnh Bản Kiều, người nổi tiếng về vẽ tranh trúc, cả đời lấy ‘Hiếm có hồ đồ’ làm bài minh tự răn mình. Năm 60 tuổi, ông đã viết một câu đối mừng thọ cho chính mình:

“Chỉ muốn làm khách, sao hỏi khang ninh? Chỉ cần trong túi có chút tiền, trong vò có chút rượu, trong nồi có chút lương thực, lấy ra mấy tờ giấy cũ như ý, thỏa sức ngâm nga, hứng thú phải rộng, thú chơi phải nhiều, ngũ quan linh động hơn hàng hàng quan chức, đến tuổi lục tuần vẫn như thiếu niên.

Cứ muốn thành tiên, chỉ sinh phiền não. Chỉ cần tai không nghe tục thanh, mắt không nhìn tục vật, lòng không có tục sự, đem mấy cành hoa ưng ý, cắm ngang dọc, ngủ muộn chút, dậy sớm chút, một ngày thanh nhàn tựa hai ngày, tính ra trăm tuổi cũng là nhiều”.

hanh-phuc-la-mot-tien-trinh

Câu đối mừng thọ này đã miêu tả ra lý tưởng cuộc đời của tiên sinh Bản Kiều: Chỉ cần trong túi có dư chút tiền, vò rượu có dư chút rượu, vại thóc có dư chút lương thực, là có thể tự do tự tại hưởng thụ cuộc đời.

Tuổi đời càng già thì càng phải vui đùa, không vì những việc nhỏ nhặt mà phiền lòng, tai không nghe những chuyện tranh chấp vô vị, mắt không nhìn những lợi ích thế tục, sống đến 100 tuổi, cũng vẫn giữ được tâm thái trẻ trung.

Họa sinh ra do nhiều tâm trạng

Tài năng không đủ thì đa mưu, Kiến thức không đủ thì lo nghĩ nhiều.

Con người sống trên đời, hiếm có được hồ đồ. Nhiều tâm trạng suy tư, chi bằng ít suy nghĩ.

Có câu cổ ngữ rằng: “Người ngây có phúc ngây”. Người càng đơn giản mệnh càng tốt.

Suy nghĩ quá nhiều là một trong những nhược điểm của nhân tính, cũng là mầm họa hại người hại mình. Trong cuộc sống có quá nhiều họa hoạn và thị phi, đều do nghĩ suy và nghi ngờ sinh ra.

Thế nhưng nguyên nhân gây ra suy nghĩ nhiều, lo lắng không yên lại không phải do ảnh hưởng bên ngoài, mà là bản thân kiến thức nông cạn, tầm nhìn thiển cận, luôn ham muốn truy cầu. Muốn thay đổi tình trạng này, thì phải trau dồi bản thân, mở rộng tấm lòng, mở rộng tầm mắt.

Một người kiến thức không đủ, suy nghĩ đủ điều thì cả ngày luôn luôn nơm nớp lo lắng, không có cảm giác an toàn. Biết đủ là vui, người hiểu được đạo lý này sẽ biết rằng trọng điểm của đời người chính là ở chỗ chuyên tâm sống tốt những phút giây hiện tại. Minh bạch được điểm này, hết thảy nghi kỵ lo nghĩ sẽ tự nhiên được hóa giải.

maxresdefault

Cuộc sống càng đơn giản càng hạnh phúc

Càng trải nghiệm cuộc sống, con người ta càng tiến dần về sự đơn giản hơn và càng đơn giản thì càng hạnh phúc. Làm người kỳ thực không nên để tư tưởng quá phức tạp, chỉ cần có đủ trí tuệ đơn giản thì con đường đời sẽ rời xa thống khổ và bi thương.

Trong cuộc đời này, còn sống chính là thắng lợi, kiếm tiền chính là trò chơi, khỏe mạnh mới là điều cần thiết, vui vẻ hạnh phúc là điều mọi người mong ước nhưng khi kết thúc sinh mệnh, được trở về nơi tốt đẹp mới là mục đích.

Dưới đây là 6 chân lý của cuộc sống giúp bạn hiểu đạo lý nhân sinh và cũng là những câu nói giúp người đọc có sự lựa chọn đúng đắn trong cuộc đời của mình.

– Cuộc sống đơn giản mới là cuộc sống hạnh phúc. Đời người gặp được sự tình gì cũng không nên nghĩ phức tạp. Tâm linh một khi nặng thì sống cũng mệt mỏi.Nên bỏ đi những ký ức không tốt đẹp trong trí nhớ, sống một cuộc sống vui tươi, an hòa cùng mọi người.

– Sống trên đời cũng đừng quá so đo tính toán. Cổ ngữ nói: “Trăm sự do tâm khởi, nụ cười giải ngàn sầu”. Tâm tính tốt là người bạn tốt nhất trong cuộc đời, nó khiến người ta sống sung sướng, thoải mái và bình an, khỏe mạnh.

– Người đến khi có tuổi nhất định phải để tâm được thanh thản. Ít một chút giận giữ, nhiều một chút rảnh rang, “thân vội nhưng tâm nhàn” là những điều không dễ dàng đạt được. Nhưng “thân vội mà tâm cũng vội” thì tất sẽ sinh ra loạn.

– Chẳng phải người ta vẫn nói “biết đủ thường vui” sao? Sở dĩ người ta vui là bởi vì cái tâm không bị vướng bận, tuy rằng của cải vật chất không quá nhiều. Tâm lượng sung túc, rộng lớn chính là tài phú thực sự của đời người.

– Con người còn sống ngày nào thì ngày ấy chính là phúc khí. Đời người ngắn ngủi, không cần phải nuối tiếc những việc đã qua.Mặt trời lặn, mặt trời lại mọc, buồn thì một ngày cũng trôi qua, vui thì một ngày cũng trôi qua cho nên đừng để tâm vào những chuyện quá vụn vặt, nhỏ nhoi. Hãy để tâm được thoải mái thì thân thể mới thoải mái.

– Con người sống trên đời, kỳ thực cũng không cần nhiều thứ lắm, chỉ cần sống khỏe mạnh, chân thành yêu thương mọi người thì đó vẫn được coi là một cuộc sống giàu có, sung túc.

– Giữa người với người chính là một loại nhân duyên. Giữa tâm với tâm chính là một loại giao lưu chia sẻ. Giữa tình yêu thương và tình yêu thương chính là một loại cảm tình. Giữa tình cảm với tình cảm chính là một loại thật lòng, thật dạ. Giữa sai lầm, tội lỗi với sai lầm, cần một loại tha thứ.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc