DEHP chiếm 80% trong các ống truyền máu, truyền dịch

( PHUNUTODAY ) - Trong quá trình điều trị cấp cứu, trẻ em nhất là trẻ sơ sinh nam rất dễ nhiễm liều độc hại từ chất DEHP do một số dụng cụ y tế có chứa chất này.

(Phunutoday) - "Trong quá trình điều trị cấp cứu, trẻ em nhất là trẻ sơ sinh nam rất dễ nhiễm liều độc hại từ [[chất DEHP]] do một số dụng cụ y tế có chứa chất này".

[links()]

Đây là nhận định của GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam tại hội thảo “DEHP và sức khỏe của cộng đồng” ngày 13/7.

 

Ảnh chỉ có tính chất minh họa

 

GS Hùng phân tích, DEHP không chỉ có trong thực phẩm mà còn có trong nhựa PVC (DEHP là chất phụ gia giúp chất plastic dẻo hơn). Bởi thế, DEHP có thể chiếm 20-40% trong các [[thiết bị y tế]] được làm nhựa PVC và chiếm 80% trong các ống (truyền máu, truyền dịch,...). Hiện nay, có tới 40% các dụng cụ y tế trong các bệnh viện được làm từ nhựa PVC. Đây có thể là tác nhân khiến cho người bệnh bị nhiễm độc, bị ung thư hoặc bị tổn thương đến hệ sinh dục và lá gan.

Trước những nguy cơ trên, báo Bee có đưa ý kiến của TS.BS Hà Mạnh Tuấn, Giám đốc bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM rằng, các dụng cụ y tế thay bằng làm bởi nhựa PVC thì nên làm bởi nhựa PE, PU, PP hoặc bằng PVC không có DEHP và dùng các dụng cụ nhựa một lần, bảo quản đúng quy định và hạn dùng.

Đầu tháng 6/2011, tại TP.HCM, Chi cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm đã phối hợp với Sở Y tế tiến hành thanh tra lấy mẫu xét nghiệm kiểm tra chất DEHP trên các phụ gia thực phẩm và các loại thực phẩm. Tính đến nay, thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã phát hiện 13/17 công ty sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm có chứa DEHP. Trong số 108 mẫu được kiểm tra và cho kết quả thì có tới 69/108 mẫu có chứa DEHP. Các công ty bị phát hiện sản phẩm có chứa DEHP đều buộc phong tỏa hàng hóa, thu hồi triệt để sản phẩm trên thị trường.

Ông Lê Trường Giang - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, về nguyên tắc, chất DEHP không có trong thực phẩm. Bởi vậy, nguyên nhân khiến cho thực phậm bị nhiễm DEHP có thể là do bị thôi nhiễm từ các vật chứa hoặc người chế biến tự bỏ vào. Hàm lượng chất DEHP trong nước được chấp nhận ở mức dưới 8/1 tỷ (tám phần một tỷ). Chưa có bất kỳ quy định nào về DEHP có trong thực phẩm.

Việc phát hiện ra DEHP ở Việt Nam đều do các nước khác phát hiện và thông báo cho nước ta. Hiện, Bộ Y tế đang chuẩn bị Đề án cảnh báo nhanh trình Thủ tướng, nhằm cảnh báo DEHP cho người dân.

DEHP là tên viết tắt của diethyl hexyl phtalate - một chất hữu cơ có công thức hóa học là C6H4(C8H17COO)2. DEHP là chất lỏng không màu, không mùi, chỉ tan trong dầu, không tan trong nước nên tạo đục trong sản phẩm chứa nước.

DEHP được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp nhựa (nhằm tạo độ dẻo) để sản xuất đồ dùng giả da, áo mưa, giày dép, bao bì nhựa; DEHP còn được dùng như chất lỏng thủy lực và chất cách điện.

Tác hại DEHP với sức khỏe phụ thuộc vào mức độ chất DEHP đưa vào cơ thể. Khi nhiễm cấp tính với liều lượng 5-10g có thể gây ức chế hệ tiêu hóa ở người. Trên động vật thí nghiệm gây nhiễm liều cao qua đường tiêu hóa tác động xấu lên gan, thận và tăng trưởng.

Khi nhiễm DEHP ở liều nhất định và kéo dài có thể gây tăng sinh tế bào gan, phổi ở động vật thí nghiệm; gây dị tật bẩm sinh; giảm khả năng sinh sản, ảnh hưởng đến thụ thai, teo tinh hoàn; làm xáo trộn nội tiết gây dậy thì sớm trước tuổi. Tuy chưa có các minh chứng cụ thể nhưng một số nghiên cứu còn cho thấy DEHP có thể là một chất có nguy cơ ung thư.

 

  • Hiểu An (Tổng hợp)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn