Thay thế BHYT bằng căn cước công dân gắn chíp
Cụ thể, ngành bảo hiểm đặt mục tiêu cụ thể đến 2025 toàn bộ người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đã được cấp CCCD có thể sử dụng thay thế thẻ BHYT khi khám bệnh:
- Phấn đấu 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH).
- 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu.
- Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%.
Số người nhận các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực đô thị trên 68%
- 100% người tham gia BHXH, BHTN,BHYT có tài khoản giao dịch điện tử, đã cài đặt ứng dụng VssID.
Theo đó, để đạt được mục tiêu, chiến lược đặt ra các nhiệm vụ và giải pháp như sau:
- Tham gia xây dựng chính sách pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.
- Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện công tác thu, phát triển số người tham gia và quản lý quỹ BHXH, BHTN, BHYT.
- Nâng cao chất lượng công tác dự báo tài chính từng quỹ bảo hiểm trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để xây dựng chiến lược đầu tư trung hạn, dài hạn, kế hoạch đầu tư từng giai đoạn.
- Cải cách thủ tục hành chính, đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức và phương pháp truyền thông linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, văn hóa, lối sống, nhu cầu của từng nhóm người tham gia...
Từ ngày 01/7/2024 sẽ bãi bỏ lương cơ sở. Khi đó, một số chính sách BHXH, BHYT đang áp dụng lương cơ sở sẽ có sự thay đổi, như:
Tăng lương hưu
Theo mục tiêu cải cách tiền lương tại Nghị quyết 27-NQ/TW, khi thực hiện chính cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 thì tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước sẽ tăng. Điều này giúp mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của nhóm này cũng tăng theo.
Hiện nay, lương hưu được tính dựa trên số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Do đó, nếu tăng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (đầu vào) thì lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước thuộc diện được tăng tiền lương (đầu ra) cũng sẽ tăng theo.
Thay đổi mức đóng BHYT
Từ năm 2024, mức đóng BHYT hộ gia đình theo tháng sẽ được tính: trong đó người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Đối với học sinh - sinh viên mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh - sinh viên tự đóng 70%). Khi bỏ mức lương cơ sở thì sẽ có hướng dẫn mới về cách thu, đóng BHYT.
Thay đổi về các khoản trợ cấp BHXH đang được tính theo mức lương cơ sở
Cụ thể như trợ cấp một lần khi sinh con; Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, sau khi ốm đau; Trợ cấp mai táng; mức trợ cấp tuất hàng tháng...