loại bệnh như loãng xương, ung thư tuyến tiền liệt." />

Đèn lồng TQ gây ung thư, dị tật thai nhi

15:45, Chủ nhật 23/09/2012

( PHUNUTODAY ) - align: justify; ">loại bệnh như loãng xương, ung thư tuyến tiền liệt.

Bảo vệ người tiêu dùng) - Theo kết quả phân tích của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học mẫu lồng đèn nhựa xuất xứ từ Trung Quốc có chứa chất cadimi (Cd) cao hơn 123 lần mức cho phép. Cd có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi... Đây là một trong ba kim loại (hai loại còn lại là chì và thủy ngân) độc hại nhất với cơ thể người.

Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học vừa kiểm tra hai loại mẫu đèn lồng ngẫu nhiên: mẫu thứ nhất là một chú chuồn chuồn có đôi cánh màu xanh, điểm vài bông hoa màu xanh da trời với đôi mắt xanh biếc. Khi lắp pin vào, lồng đèn chuồn chuồn đưa đôi cánh lên xuống nhịp nhàng.

Mẫu thứ hai là một lồng đèn nhựa hình con chim vừa biết vỗ cánh lại biết chạy nhảy tung tăng nếu lắp pin vào sử dụng. 

 
Mẫu lồng đèn con chuồn chuồn đã được xét nghiệm có chất độc gấp 123 lần mức cho phép - Ảnh: TTO
Mẫu lồng đèn con chuồn chuồn đã được xét nghiệm có chất độc gấp 123 lần mức cho phép - Ảnh: TTO
 
Theo kết quả kiểm nghiệm, ở mẫu lồng đèn con chuồn chuồn cho thấy hàm lượng Cd trong sơn phủ rất cao: 7.390 microgram/kg (muối cadimi sử dụng như là chất tạo màu trong nhiều loại nhựa).
 
Lượng Cd này gấp đến 123 lần mức cho phép trong Bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ Khoa học - công nghệ ban hành ngày 4/5/2011. 
 
Ông Hoàng Lâm, phó giám đốc Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, cho biết: “Lượng Cd được phép có trong đồ chơi trẻ em theo tiêu chuẩn Việt Nam là 60 microgram/kg, nếu trên 7.000 là quá cao”. - Tuổi Trẻ thông tin.
 
Được biết, Cd là một trong ba kim loại được coi là nguy hiểm nhất đối với cơ thể con người (hai thứ còn lại là chì và thủy ngân). Cd gây ngộ độc do cạnh tranh với một số kim loại (canxi, kẽm, sắt...) là thành phần chính của nhiều vi chất và men sinh hóa có tác dụng sinh học trong cơ thể. 
 
Quá trình tranh chấp - trao đổi của Cd với các kim loại khác có thể gây đảo lộn nhiều quá trình sinh học trong cơ thể và là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, thiếu máu và tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi (đối với phụ nữ có thai). 
 
Tổ chức Y tế thế giới cho phép ngưỡng tối đa đối với người lớn là từ 20-40 microgram/ngày (lượng Cd trong nước uống, thực phẩm khoảng 10 microgram/ngày/người lớn), nhưng chỉ có 5-10% trong số đó thật sự vào cơ thể.
 
Nguy hiểm nhất của đồ chơi, lồng đèn nhiễm Cd với hàm lượng quá cao là Cd tích lũy nhiều trong thận và chỉ phát bệnh sau nhiều năm tiếp xúc.
 
Ngoài vấn đề có kim loại độc hại, các loại lồng đèn nhựa nói trên còn có cả pin, rất độc nếu trẻ nhỏ chơi, cắn, ngậm và nhựa cũng khó phân hủy, ảnh hưởng cho môi trường.
 
Theo Tuổi Trẻ, tại nhiều điểm bán lồng đèn ở TP.HCM có các loại lồng đèn xuất xứ từ Trung Quốc nhưng người bán lại khẳng định là của Hàn Quốc,Thái Lan. Tại đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình), hàng loạt dãy hàng bày bán lồng đèn bằng giấy, nhựa có giá 10.000-50.000 đồng được treo biển “đèn lồng Hàn Quốc”. Nhưng tất cả các loại lồng đèn dạng này đều được nhập từ Trung Quốc.
 
Vào cuối tháng 5/2011, Tổ chức bảo vệ môi trường hàng đầu thế giới (Greenpace) đã tìm thấy phthlates ở 21/30 sản phẩm đồ chơi trẻ em bán ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Hồng Kông. 
 
Đây là loại chất cấm của EU và Hoa Kỳ trong các sản phẩm đồ chơi trẻ em làm từ nhựa vinyl (còn gọi là polyvinyl chloride hoặc PVC), các chất này rất độc đối với hệ thống cơ quan sinh dục. 
 
Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị phơi nhiễm phthalate, đặc biệt là các bé trai. Tuy nhiên, nhiều đồ chơi Trung Quốc chứa tới 43,1% chất này. 
 
Từ năm 1999, EU đã cấm sử dụng 6 loại phthalates trong các sản phẩm cho trẻ em. Mỹ và Australia cũng đã cấm sử dụng chất này cho đồ chơi trẻ em, trong khi các nước phát triển khác đã xây dựng được danh mục cấm các chất phá vỡ nội tiết tố. 
 
  • Lê Nguyên (Tổng hợp)

[links()]

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc