Điểm thi học sinh giỏi cấp tỉnh toàn 0

( PHUNUTODAY ) - 2013 ở tỉnh Tây Ninh.

(Đời sống) - Có đến 14 thí sinh bị điểm 0, nhiều bài đạt dưới 5 điểm trong kỳ thi học sinh giỏi toán lớp 9 cấp tỉnh năm học 2012-2013 ở tỉnh Tây Ninh.

Trong 14 thí sinh này bị điểm 0 này có chín HS từng đoạt giải cấp huyện, gồm một thí sinh đoạt giải nhất, một đoạt giải nhì, năm đoạt giải ba và hai đoạt giải khuyến khích.

Trao đổi với Tuổi trẻ, ông Đổng Ngọc Lập, giám đốc Sở GD-ĐT Tây Ninh cho biết, việc HS giỏi thi bị điểm 0 là bất bình thường không phản ánh đúng thực tế, chứng tỏ việc tuyển chọn và thi cử ở vùng sâu vùng xa như huyện Bến Cầu, Tân Châu không phản ánh đúng thực tế.

Có thể đề thi tuyển chọn HS giỏi của phòng giáo dục các huyện không đánh giá đúng thực lực của HS, nhiều em năng lực còn yếu nhưng vẫn đoạt giải nhì, giải ba cấp huyện nên khi thi cấp tỉnh thì không làm bài được, bị điểm kém.

Ngành giáo dục địa phương được phân cấp tuyển chọn đánh giá, bồi dưỡng cho HS giỏi nhưng đã quá dễ dãi trong việc đào tạo bồi dưỡng HS giỏi nên mới có chuyện đi thi không làm được, bị điểm 0.

Ông Lập thừa nhận khả năng các phòng giáo dục chạy theo phong trào thành tích nên xảy ra hiện tượng trên. Ông Lập cho rằng nếu là HS giỏi thì ít nhất bài thi cũng đạt vài chục phần trăm chứ không thể có chuyện bị điểm 0 như vậy. Sắp tới, sở sẽ tổ chức họp để kiểm tra cũng như xem xét đánh giá quy trình bồi dưỡng HS giỏi cấp huyện để các kỳ thi HS giỏi đúng năng lực của HS.

kết quả 14 thí sinh thi học sinh giỏi tỉnh bị 0 điểm phản ánh sự xuống cấp của chất lượng giáo dục hiện này. (Ảnh: Minh họa)
kết quả 14 thí sinh thi học sinh giỏi tỉnh bị 0 điểm phản ánh sự xuống cấp của chất lượng giáo dục hiện nay quá kém. (Ảnh: Minh họa)

Trước đó cũng trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2012- 2013 của Thanh Hóa có đến 58 thí sinh của tỉnh có hành vi đánh dấu bài và đánh dấu bài tập thể ở các môn Toán, Văn, Vật lý, Giáo dục công dân (bậc THPT) và Văn, Lịch sử (bậc THCS), đã buộc ngành giáo dục Thanh Hóa phải hủy kết quả thi của các thí sinh này.

Theo lãnh đạo một số trường có học sinh đánh dấu bài,  nhà trường và thầy cô không ai dạy các em như thế, lỗi này hoàn toàn do các em. Các em trong đội tuyển thừa nhận đã tự thống nhất cách đánh dấu bài thi để xem kết quả thi nhanh chóng hơn.

Trả lời về việc "bốc thuốc chữa bệnh" thành tích trong ngành giáo dục, PGS. Văn Như Cương trả lời: "Chính tôi bây giờ cũng... bất lực. Nó như một căn bệnh nan y không có thuốc chữa của ngành giáo dục. Tôi còn được nghe thông tin có trường còn cho người đi nghe ngóng thông tin về kỳ thi để về luyện học sinh cho giật nhiều giải”.

Bàn về "trọng bệnh" của nền giáo dục Việt Nam, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm nhìn nhận thẳng thắn: "Về thực trạng giáo dục, tôi xin được nói thẳng thắn là hỏng ở các cấp học, trên khắp các bình diện, hỏng một cách căn bản và toàn diện. Giáo dục Việt Nam theo tôi đang mắc bốn trọng bệnh: Bệnh thành tích, bệnh cào bằng, bệnh suy dinh dưỡng và bệnh gian dối. Và bệnh gian dối là hệ quả của tất cả ba bệnh trên. Bệnh thành tích là nguồn gốc đầu tiên dẫn đến gian dối. Từ bốn bệnh này sinh ra  đủ mọi hậu quả tệ hại: Chất lượng giáo dục xuống cấp, đạo đức học đường xuống cấp, nguồn nhân lực do hệ thống giáo dục cung cấp cho xã hội thiếu tính sáng tạo, khả năng nghiên cứu hạn chế nên KHCN trì trệ; năng lực thực hành thấp".

  • NQ (Tổng hợp)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn