Điều bí mật ở ’vùng đất thần tiên trên Trái đất’

06:15, Chủ nhật 08/07/2012

( PHUNUTODAY ) - Người Bhutan có thói quen vẽ các hình ảnh dương vật vào ngôi nhà của họ nhằm mục đích bảo vệ cho các thành viên trong gia đình tránh bị linh hồn ma quỷ ám hại, mặt khác làm tăng cường khả năng sinh sản ở nữ giới.

Tại Thimphu, thủ đô của Vương quốc Phật giáo Bhutan, du khách đến với đất nước này vào lần đầu tiên hết thảy sẽ rất ngạc nhiên bởi những hình ảnh sinh thực khí nam (dương vật) được vẽ bên ngoài các ngôi nhà hoặc những hình nộm dương vật giả được treo từ trên mái nhà có kích thước lớn hơn của người thật.
[links()]
Bhutan, nơi sùng kính văn hoá thờ Dương Vật

Những hình dương vật này có nhiều kích thước khác nhau, màu sắc cũng rất đa dạng và cách thức chỉnh trang thì lại vô cùng phong phú. Quanh những hình nộm dương vật hay tranh vẽ về dương vật còn có những dải ruy-băng được buộc vào trông rất hoạt kê.

Một số hình dương vật có con rồng cuộn quanh. Những cái khác có hình con mắt. Các hình sinh thực khí thậm chí còn được vẽ nổi bật bằng hai tinh hoàn phủ lông lá, hoặc có hình dáng sơ khai như kiểu người tuyết Yeti.

Và tất nhiên những hình nộm dương vật đều được dựng thẳng đứng. Một phụ nữ đứng tuổi từ thành phố Seattle (Mỹ) lần đầu tiên đặt chân đến Bhutan đã phải giật mình kêu lên với giọng điệu xấu hổ:

“Ối giời ơi !”, khi người phụ nữ này dừng xe buýt tại thung lũng Punakha và chợt cảm thấy mình bị “cô lập” khi xung quanh là hàng hàng lớp lớp hình tượng dương vật bao quanh, tương phản hoàn toàn với khung cảnh tươi đẹp trần thế của đất nước trên dãy núi Himalaya.

Dương vật được vẽ ngay cửa ra vào để phòng trừ tà ma.
Dương vật được vẽ ngay cửa ra vào để phòng trừ tà ma.

Bà chỉ là một trong số 30.000 du khách quốc tế đến thăm Bhutan trong năm 2010, một đất nước nằm lọt thỏm giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Trong khi đất nước Bhutan luôn dẫn đầu trên nhiều danh sách lữ hành bởi danh tiếng như là “Vùng đất thần tiên cuối cùng trên Trái đất”, thì chính phủ nước này đặt nặng quan trọng vấn đề “Tổng hạnh phúc quốc dân” thay cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đó là một trong những nguyên nhân khiến cho người ta tò mò tìm tới chốn này.

Bhutan, quốc gia nổi tiếng thận trọng với du lịch đại chúng, họ đã làm mọi cách có thể để ngăn ngừa “dòng thác du khách” kéo tới đây có thể sẽ làm phá hoại nền văn hoá phương Đông của họ và thay vào đó là chủ nghĩa sùng bái văn hoá phương Tây như các quốc gia Châu Á đang bị tập nhiễm thái quá.

Do đó, con số khách quốc tế đến đây trung bình là 700.000 người/năm và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của du khách quốc tế tương đương với số tiền 250 USD. Nhưng vẫn còn đó một sự căng thẳng.

Kể từ khi du lịch là cán cân kinh tế chính của nhà nước Bhutan, Thủ tướng quốc gia này, ông Jigme Thinley vào đầu năm 2010 đã thông báo rằng, Bhutan có thể sẽ đón gấp 3 lượng du khách đến đây vào năm 2012. Đó quả là tin xấu đối với tín ngưỡng thờ dương vật.

Bởi vì chính phủ Bhutan lo ngại rằng sức ép của hoạt động du lịch đổ vào “ốc đảo Phật giáo” Bhutan có thể làm suy yếu tinh hoa văn hoá của xứ sở này khi các tượng dương vật được đặt ở khắp nơi. Tượng dương vật làm bằng gỗ, sơn màu đỏ như ớt chính hiện diện khắp mọi nơi trên đất nước Bhutan.

Theo ông Dasho Karma Ura, chủ tịch của Trung tâm Nghiên cứu Bhutan ở thủ đô Thimphu thì: “Có một xu hướng xấu hổ khi đề cập đến hình ảnh sinh thực khí nam và sự hiện diện của nó bị ám chỉ là hành vi dung tục, tuy nhiên nó là hình ảnh cao cả nhất của cuộc sống.

Và đối với người phương Tây – yêu tự do và cởi mở, đã cảm thấy bị “sốc” khi nhìn thấy hình ảnh dương vật có khắp nơi, quả là lạ lùng ít nhất là tại một đất nước còn e ngại chuyện bày tỏ tình cảm ngay trước mặt đám đông như Bhutan”.

Cũng theo ông Dasho Karma Ura thì văn minh phương Tây chú trọng các hình ảnh khoả thân và gợi tình trên bản thể nữ giới thể hiện ở các hình khoả thân, tượng bán thân và bộ ngực nở nang trong khi đó văn hoá truyền thống Bhutan lại có thái độ tránh nói về phụ nữ quá mức, đặc biệt là chuyện tình dục.

Chạm dương vật để cầu mong sinh sản

Nói rộng ra, người Bhutan có thói quen sơn vẽ các hình ảnh dương vật vào ngôi nhà của họ nhằm mục đích bảo vệ cho các thành viên trong gia đình họ tránh bị linh hồn ma quỷ ám hại, mặt khác làm tăng cường khả năng sinh sản ở nữ giới.

Mặt khác, các hình vẽ dương vật bay được xem là biểu tượng của Phật giáo đại pháp ấn hay “Drukpa Kunley”, được giải thích là “Vị Thánh của 5.000 phụ nữ”.

Hình Dương vật được vẽ trang trí trên các vách tường nhà.
Hình Dương vật được vẽ trang trí trên các vách tường nhà.

Sinh ra vào năm con lợn gỗ, trong chu kỳ thứ 8, hay niên lịch của người phương Tây là năm 1455, Drukpa Kunley là người đi tiên phong cho một nhánh không chính thống của Phật giáo dựa trên các giác ngộ dân gian phổ biến, chủ yếu là người phụ nữ.

Vị Thánh này được xem là người ban phước lành trong sinh hoạt tình dục. Drukpa Kunley đi vi hành qua các miền đất như Tây Tạng và Bhutan, ngài theo dõi và phát hiện những hành vi đạo đức giả và tham lam trên thế giới, khuyến khích người phàm trần sống trung thực và chú trọng sinh hoạt tinh thần.

Hàng ngày, Drukpa Kunley ca hát và rượu chè với các phụ nữ và các cô gái đồng trinh. Đây là vị Thánh trăng hoa và ái tình khét tiếng đến nỗi một thiền viện ở thung lũng Punakha đã được tôn tạo để thờ phượng ngài vì đã có công đánh thắng những nữ quỷ thần ăn thịt người.

“Ngài là một vị Thánh đậm chất nữ tính”, anh Karma Letho, một hướng dẫn viên du lịch đã phát biểu như thế. Ngày nay, hàng trăm cặp vợ chồng vô sinh ở Bhutan đã thực hiện các chuyến đi hành hương đến ngôi đền sinh nở Chimi Lhakhang, nơi có một nhà sư chúc phúc cho họ bằng một tượng dương vật bằng gỗ.

Trong lĩnh vực chiêm tinh học Phật giáo, sự vô sinh được giải thích rằng đó là một sự không tương thích của sự kết hợp các yếu tố giữa nam và nữ.

Theo Lopen Tshewang-Gyeltohen, một vị Hoà thượng từ thủ đô Thimphu cho hay rằng, có ít nhất 2 trong số 5 yếu tố ở mỗi con người như năng lượng cuộc sống - sức khoẻ thể chất – tài chính – thành công trong xã hội – tinh thần tự tin cũng tương đương với 5 yếu tố trong vũ trụ như mộc (gỗ) – hoả (lửa) – thổ (đất) – kim (kim loại) – thủy (nước) phải tương thích với nhau.

Khoảng 60% đến 70% các trường hợp vô sinh là do sự không tương thích của các yếu tố này. Vô sinh rõ ràng là một vấn đề liên quan đến sức khoẻ thể chất hay “hoả” trong bản thể của một cặp vợ chồng.

Tượng Dương vật không đại diện cho những ảo tưởng thế tục của niềm  ham muốn

Biểu tượng dương vật là một nét văn hoá không thể thiếu tại xứ sở Bhutan. Dương vật được chạm từ gỗ, kim loại, đá và vải. Nó được vẽ trên các vách tường hoặc được treo trên mái hiên nhà, hoặc hiện diện dưới nhiều hình dạng trong một số nghi lễ truyền thống.

Ở Bhutan, Dương vật còn được dùng làm vật trừ tà ma. Khi đi ăn mừng nhà mới, khách khứa thường tặng tượng dương vật hoặc tranh dương vật cho gia chủ, những món quà tặng này thường được chế tác khá cầu kỳ.

 Dương vật được vẽ như một dạng trang trí.
Dương vật được vẽ như một dạng trang trí.

Gia chủ thường dựng tượng Dương vật tại 4 góc hiên nhà trùng với 4 hướng nhà. 5 cái Dương vật lớn được tạc bằng gỗ đựng trong sọt tre, thông thường trong một nghi thức rước lễ, một cô gái đồng trinh ăn mặc thật rực rỡ, cô sẽ dẫn đầu một đội ca vũ, tay mang sọt tre đựng dương vật và đi xung quanh nhà mới 3 lần.

Một tốp phụ nữ đứng dưới mái hiên nhà mặt xoay về phía đông trong khi đó một tốp nam giới sẽ leo lên nóc nhà. Cái sọt tre đựng Dương vật được treo lên bằng dây thừng và một thủ tục kỳ lạ diễn ra sau đó.

Trong khi tốp nam giới tìm cách kéo dây thừng lên trên nóc nhà thì tốp nữ giới lại hò nhau kéo cái sọt xuống dưới đất. Sau cùng dương vật sẽ được treo lên mái hiên. Những người tham dự bắt đầu hát về Dương vật.

Sau mỗi bài hát, cánh đàn ông sẽ giả vờ cho sọt tre kéo xuống phía dưới. “Trận chiến” kéo lên, đẩy xuống cứ tiếp diễn cho đến khi cánh đàn ông tỏ ra mệt mỏi. Chiếc sọt tre treo vĩnh viễn trên mái hiên, mỗi dương vật được kèm theo một con dao, mỗi con dao lại được vẽ bằng 5 màu ngũ sắc rất rực rỡ.

Trên mỗi mái hiên được đặt một con dao màu trắng tượng trưng cho hoà bình, sự thanh khiết và hoà hợp. Dao màu đỏ tượng trưng cho của cải và sức mạnh, được đặt ở phía Tây.

Dao màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng, được đặt ở phía Nam; và phía Bắc được đặt một con dao màu xanh lá cây tương trưng cho sự bảo hộ. Con dao thứ 5 thường có màu xanh nước biển biểu tượng cho trí tuệ.

Kuensel, một học giả Bhutan cho hay: ý nghĩa thực sự của tượng Dương vật đã được hình thành từ một niềm tin phổ biến, ông nói: “Sự tồn tại của tượng Dương vật nhằm nhắc nhở người đàn ông phải nhớ đến vai trò của mình cũng như những trục trặc trong bản ngã đàn ông”.

Kuensel giải thích rằng Dương Vật tượng trưng cho trung tâm bản ngã của nam giới, và không hề tượng trưng cho yếu tố tình dục. Kuensel lý giải:

“Ý kiến xem Dương vật là một biểu tượng là một động lực đóng vai trò nguyên tố nền tảng trong một xã hội. Bằng sự lựa chọn khả năng hiển thị đã nhắc nhở người quan sát rằng nếu lực lượng này có thể được khai thác một cách một cách đúng mức, thì nó sẽ hướng người ta tới sự sản xuất và sáng tạo là nguồn gốc hình thành nên sự sống.

Nhưng nếu thả lỏng và không thể kiểm soát được lực lượng này thì nó sẽ tích tụ bừa bãi những ham muốn khiến cho đàn ông trở nên cư xử hoang dã hơn và gây nhiều phiền toái hơn. Như vậy hình tượng Dương Vật giúp cho nam giới có thể kiểm soát sự ham muốn và hành động theo những cách thức văn minh và văn hoá hơn”.

Lời giải thích này đã trùng hợp với tín ngưỡng Ấn Độ giáo rằng Shivalingam (tượng trưng cho Dương vật của Thần Shiva) biểu thị nguồn năng lượng nguyên sinh của Đấng Sáng Tạo và Lingam cũng là tượng trưng cho sự vô cùng của ngọn lửa vũ trụ, cho nguồn gốc, Vishnu (Người nâng đỡ) và Bhrama (Người sáng tạo).

Trong thần thoại Ấn Độ giáo có nhắc lại rằng bằng việc kiểm soát những ham muốn tầm thường ngay cả những “thú tính” có trong mỗi con người, có thể làm gia tăng sức mạnh và góp phần chinh phục cả thế giới.

Trong khi đó sự ham muốn thái quá, phóng túng vô độ thường sẽ dẫn đến việc mất kiểm soát quyền lực, gây nên tham nhũng, thoái hoá về tư duy và thậm chí là cả thể chất con người.

Theo một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Bhutan (CBS) thì biểu tượng Dương Vật trong bối cảnh của Bhutan không biểu thị cho sự thống trị phái nữ của người đàn ông như các câu chuyện trong thần thoại Ấn Độ giáo từng đề cập.

Người này nói: “Trong niềm tin tín ngưỡng của người Bhutan, dương vật không đại diện cho những ảo tưởng thế tục của niềm ham muốn”. Ví dụ, hình tượng dương vật được treo trên mái hiên nhà với hình con dao găm gắn liền lại tượng trưng cho sự phối hợp giữa nam và nữ.

Nhà nghiên cứu nói: “Tượng dương vật tượng trưng cho ảo tưởng và con dao găm lại tượng trưng cho sự khôn ngoan, đó cũng là hai yếu tố thể hiện sự khác biệt trong tâm trí của con người, cũng như sự khác biệt về suy nghĩ giữa nam và nữ.

Nhưng câu hỏi hơi tò mò là làm thế nào mà hình tượng phổ quát của Dương vật lại có thể ăn sâu vào nếp văn hoá trong xã hội Phật giáo ở Bhutan?

Cư dân băn khoăn: Có nên xoá biểu tượng Dương vật khổng lồ trên vách tường nhà mình?

Theo ông Dasho Lam Sanga, cựu Viện trưởng của Viện nghiên cứu Văn hoá và Ngôn ngữ Bhutan (ILCS) thì hầu như không có bất kỳ tài liệu hay văn bản nào đề cập đến hình tượng Dương vật. Ông Dasho Lam Sanga giải thích:

“Tuy nhiên, việc thờ tự tượng Dương vật được cho là đã có nguồn gốc khá lâu đời thậm chí ngay cả trước khi có sự xuất hiện của Thánh Liên Hoa Sinh (Đại sư Guru Rimpoche) và Đức Pháp Vương Shabdrung Ngawang Namgyal. Những gì chúng tôi biết về biểu tượng này cũng bắt nguồn từ những câu chuyện do cha ông xa xưa truyền lại”.

Một số ngôi trường Bhutan nói rằng tượng Dương vật là một phần của truyền thống Bon. Một nhà nghiên cứu tại CBS nói: “Tượng Dương vật là một phần hoà hợp của truyền thống Bon. Trước khi có Phật giáo, Bon giáo là tôn giáo được sùng kính tại Bhutan.

Tượng Dương vật nằm ở trung tâm và đóng vai trò chủ chốt trong hầu hết các nghi lễ của đạo Bon. Những gì chúng ta có ngày hôm nay có thể là một nét văn hoá tàn dư của Bon giáo”.  

Nhiều học giả Bhutan mạnh mẽ phản đối “những quan niệm sai lầm thông thường” về hình tượng Dương vật. Nhà nghiên cứu Sonam Kinga của CBS bức xúc nói:

“Chưa từng có biểu tượng Dương vật nào được trực tiếp gán ghép cho các bậc Thánh nhân, mặc dù có một số hiệp hội đã làm điều đó. Bậc Drukpa Kinley đã sử dụng tượng Dương vật như một lá bùa để tiêu trừ ma quỷ và các linh hồn ác độc khác, và những hành vi sinh hoạt tình ái của ngài là sự vượt qua những kiềm chế xã hội đã được thiết lập bởi các giá trị xã hội”.

Ngày nay, Thiền viện Chimmi Lhakhang ở Lobesa, thủ đô Thimphu, là nơi đang thờ cúng một vị Thánh và khách viếng thăm nơi đây luôn ao ước được một lần sờ tay mình vào tượng Dương vật như một tín vật thiêng liêng báo hiệu sự phồn thực, sinh nở về đường con cái.

Việc sử dụng tượng Dương vật nhằm xua đuổi ma quỷ và tiêu diệt các linh hồn ma ác độc vô tình lại gắn kết chặt chẽ với niềm tin tín ngưỡng của người Bhutan biểu tượng Dương vật chính là thứ bùa phép tối cao trong việc trừ diệt ma quỷ.

Ông Kinzang Dorji, một giảng viên của ILCS nói thêm vào: “Sự sung mãn của con người chính là niềm tin đẩy lùi mọi bệnh tật. Con người sử dụng biện pháp phòng vệ ngay từ chính một cơ quan trên cơ thể con người đó chính là Dương vật. Bằng cách đó, Dương vật trở thành đức tin cao cả rằng dùng nó có thể chống lại đôi mắt sắc lạnh của qủy dữ”.

Dasho Lam Sanga cũng nói thêm rằng, thậm chí cho đến ngày nay, một số cộng đồng dân cư ở miền Đông Bhutan vẫn có lễ hội thỉnh cầu Dương vật nhằm tìm kiếm một sức mạnh trong việc ngăn ngừa sự quấy hại từ các linh hồn ma quỷ.

Dasho Lam Sanga nghiêm trang nói: “Họ dâng cúng rất nhiều hoa tươi, sữa và Ara cho các tượng thần Dương vật. Và màu sắc của Ara nhất thiết phải là màu đỏ nhằm phù hợp với màu sắc tự nhiên của cơ quan con người”.

Một nghi thức thờ cúng Dương vật khác vô cùng độc đáo ở miền Trung Bhutan đó là chủ nhà sẽ ngâm tượng Dương vật bằng gỗ trong những cái tách đựng nước uống, trước khi đem thứ nước này mời khách uống.

Một cư dân Thimphu nhớ lại một kỷ niệm kỳ lạ khi ông còn làm giáo viên dạy học tại Trường cộng đồng Yallang ở Trashigang (Bhutan), ông nói: “Tôi được mời tham dự một nghi lễ làng. Thì đột nhiên, một nhóm đàn ông “trần như nhộng” và bắt đầu lao vào cuộc truy tìm những phụ nữ quanh các ngôi nhà.

Họ bắt các phụ nữ, rồi thản nhiên chà “của quý” của mình lên cơ thể của các bà, các cô với niềm tin rằng họ đã giúp phái yếu đẩy lùi được các linh hồn ma quỷ”.

Trong khi người Bhutan nặng lòng tôn kính những biểu tượng của cơ quan sinh dục nam giới thì ngược lại biểu tượng sinh dục nữ giới lại ít được quan tâm.

Có một số hình họa biểu tượng sinh dục nữ ở Bhutan và thường được khắc ngay trên đá. Nơi nhìn rõ những hình họa này là một trong các vách đá núi đối diện ngôi làng Jamkhar ở Trashigang, tượng sinh dục nữ gọi là Jamkhar ama baga (nghĩa là “âm hộ” Mẹ).

Từ Jamkhar ama baga còn có nghĩa là Nước, người ta gọi nó là Drupchu hay “Nước Thánh”. Ngày nay biểu tượng dương vật đang mất dần ảnh hưởng ở thành thị Bhutan.

Một chủ nhân có nhà ở Thimphu đang phân vân trong việc xoá biểu tượng Dương vật khổng lồ trên vách tường nhà mình sau khi có ai đó nói rằng hình vẽ đó trông không đứng đắn.

Một cư dân Thimphu khác đang hoài nghi: “Liệu tượng Dương vật có thể đại diện hình ảnh văn hoá cho một xã hội Bhutan hiện đại hay không ?”

  • Nguyễn Thanh Hải (Theo SSM)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc