Nói một cách đơn giản, dễ hiểu nhất, nhân quả báo ứng chính là làm việc thiện được quả báo thiện, làm ác sẽ gặt ác báo. Đây là điều không thay đổi.
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như chúng ta đang đói, chỉ cần ăn vào một thứ gì đó thì được no và kết quả của nó cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát trong hiện tại, ta sẽ dễ dàng nhận ra quả báo trước mắt của những việc làm tốt hay xấu.
Suy nghĩ và cảm xúc của con người luôn thay đổi và chịu tác động nhanh chóng bởi các sự kiện xung quanh. Ví dụ, khi nhận được một thông tin tốt đẹp có lợi cho mình, thì lập tức ta có thái độ hoan hỷ vui vẻ, lạc quan. Ngược lại, nếu nhận được tin xấu, ngay khi ấy chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu, buồn phiền, bực bội và có thể nóng nảy với những người khác.
Theo luật nhân quả, thành công hay thất bại đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Nếu chúng ta muốn có được nhiều kết quả tốt đẹp thì phải biết gieo nhân thiện ích giúp người cứu vật.
Một người nếu thực sự tin vào nhân quả, tuyệt đối sẽ không làm chuyện xấu xa này. Bởi vì họ sợ sự chỉ trích và bình luận của người khác, cũng sợ phải tự chịu báo ứng trong tương lai. Còn những người không tin nhân quả chính là không có tâm kính sợ và hổ thẹn này. Họ không tin vào nhân quả và đời sau, vậy nên khi làm chuyện xấu ắt hẳn không kiêng dè gì. Họ chỉ màng đến lợi ích trước mắt, bất chấp thủ đoạn, những thủ đoạn xấu xa tàn nhẫn hơn nữa đều dám liều mình làm thử.
Nếu như ngoài xã hội người người đều làm như vậy, thiên hạ chẳng phải sẽ đại loạn sao? Vậy nên loại tư tưởng đen tối, lòng dạ hiểm độc này quả thật là không thể đề xướng.
Khi càng có nhiều người không tin nhân quả, xã hội sẽ càng trở nên phức tạp. Mức độ không tin nhân quả càng mãnh liệt, các vấn đề trong xã hội càng thêm nghiêm trọng. Muốn biết một địa phương nào đó tốt xấu thế nào, chỉ cần nhìn xem người dân ở khu vực đó có tin vào nhân quả hay không, thì gần như đều biết rõ.
Những người tin tưởng nhân quả sẽ không ham muốn chiếm lợi ích của người khác, bởi vì họ biết được rằng, nếu chỉ vì lợi ích nhỏ nhoi có được trước mặt thì sẽ phải hoàn trả một cái giá đáng sợ nặng nề hơn trong tương lai. Vậy nên nhìn từ quan điểm lâu dài, chiếm lợi ích của người khác thật ra chính là tự hại bản thân. Nếu như mọi người trong xã hội này đều không chiếm lợi ích của người khác, như vậy thiên hạ chẳng phải thái bình rồi sao!
Thêm nữa, những người tin tưởng nhân quả, thông thường bản thân sẽ nguyện ý chịu thiệt trước mắt, và chia sẻ điều tốt lành cho người khác. Bởi vì họ biết rằng chịu thiệt chính là phúc, chịu thiệt không những có thể khiến người ta yêu mến, còn có thể rèn luyện đức tính kiên nhân và nhân từ của bản thân. Nhìn từ quan điểm lâu dài, chịu thiệt chính là chiếm ưu thế. Những thiệt thòi đang phải chịu trước mắt nhất định sẽ có được phúc báo lớn hơn trong tương lai. Tư tưởng này không thể thiếu trong việc xây dựng một xã hội hòa an lạc.
Trong xã hội này, nếu người ta thật sự tin tưởng sâu sắc thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, thì họ sẽ không còn làm chuyện xấu ác nữa!