Trung Quốc không chỉ đang đối mặt với cảnh ô nhiễm không khí, mà còn cả ô nhiễm nguồn nước... Tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cũng đang ở mức đang lo ngại." />

Đọ độ ô nhiễm "giết" 1.2 triệu người Trung Quốc với VN

06:57, Thứ tư 03/04/2013

( PHUNUTODAY ) - ize: 12px;">Trung Quốc không chỉ đang đối mặt với cảnh ô nhiễm không khí, mà còn cả ô nhiễm nguồn nước... Tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cũng đang ở mức đang lo ngại.

Đời sống) - Trung Quốc không chỉ đang đối mặt với cảnh ô nhiễm không khí, mà còn cả ô nhiễm nguồn nước... Tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cũng đang ở mức đang lo ngại.

Đầu tháng 3 vừa qua, dư luận thế giới đã sửng sốt khi nhà chức trách thành phố Thượng Hải công bố đã vớt được hơn 2.200 xác   con lợn chết trên sông Hoàng Phố, nguồn nước chính ở trung tâm thương mại hàng đầu Trung Quốc này - Ảnh: Reuters/ BI.
Đầu tháng 3 vừa qua, dư luận thế giới đã sửng sốt khi nhà chức trách thành phố Thượng Hải công bố đã vớt được hơn 2.200 xác con lợn chết trên sông Hoàng Phố, nguồn nước chính ở trung tâm thương mại hàng đầu Trung Quốc này - Ảnh: Reuters/ BI.

 

Theo ước tính của Liên hiệp quốc, cứ 6 người trên thế giới hiện nay thì có ít nhất một người không được cung cấp 20-50 lít   nước ngọt trong vòng một ngày để đảm bảo các nhu cầu cơ bản như uống, nấu ăn, và vệ sinh thân thể. Một cậu bé đang bơi bên   bờ biển Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Nơi đây đang bị tảo xanh xâm thực nặng nề - Ảnh: Reuters/ China Daily.
Theo ước tính của Liên hiệp quốc, cứ 6 người trên thế giới hiện nay thì có ít nhất một người không được cung cấp 20-50 lít nước ngọt trong vòng một ngày để đảm bảo các nhu cầu cơ bản như uống, nấu ăn, và vệ sinh thân thể. Một cậu bé đang bơi bên bờ biển Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Nơi đây đang bị tảo xanh xâm thực nặng nề - Ảnh: Reuters/ China Daily.

 

Không những nguồn nước ô nhiễm, không khí ở Trung Quốc cũng ô nhiễm đến mức báo động. Ngày 27/3, theo dữ liệu của các   trạm theo dõi ô nhiễm, mật độ trung bình của các hạt bụi trong không khí có đường kính từ 2,5 micro mét trở xuống, (các hạt   có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp, làm tăng nguy cơ tử vong với các bệnh nhân bị mắc các bệnh tim phổi), đã đạt mức 200-  300 micro gram/m3, vượt xa ngưỡng an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới.
Không những nguồn nước ô nhiễm, không khí ở Trung Quốc cũng ô nhiễm đến mức báo động. Ngày 27/3, theo dữ liệu của các trạm theo dõi ô nhiễm, mật độ trung bình của các hạt bụi trong không khí có đường kính từ 2,5 micro mét trở xuống, (các hạt có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp, làm tăng nguy cơ tử vong với các bệnh nhân bị mắc các bệnh tim phổi), đã đạt mức 200- 300 micro gram/m3, vượt xa ngưỡng an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới.

 

Theo một nghiên cứu quốc tế, ô nhiễm không khí đã giết chết 1,2 triệu người Trung Quốc chỉ trong năm 2010, chiếm 40% số   người tử vong do ô nhiễm không khí toàn cầu.
Theo một nghiên cứu quốc tế, ô nhiễm không khí đã giết chết 1,2 triệu người Trung Quốc chỉ trong năm 2010, chiếm 40% số người tử vong do ô nhiễm không khí toàn cầu.

 

Thời báo Hoàn Cầu ngày 1/4 đưa tin theo báo cáo do tạp chí y học danh tiếng của Anh The Lancet đăng tải, toàn bộ dân số Trung   Quốc tổn thọ khoảng 25 triệu năm do ô nhiễm không khí trầm trọng. Các con số trên đều được thống kê từ những số liệu chính  thức của chính quyền Bắc Kinh.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 1/4 đưa tin theo báo cáo do tạp chí y học danh tiếng của Anh The Lancet đăng tải, toàn bộ dân số Trung Quốc tổn thọ khoảng 25 triệu năm do ô nhiễm không khí trầm trọng. Các con số trên đều được thống kê từ những số liệu chính thức của chính quyền Bắc Kinh.

 

Thời báo Hoàn Cầu cho biết ô nhiễm đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng đối với các thành phố ở phía bắc Trung Quốc, đặc   biệt là thủ đô Bắc Kinh kể từ đầu năm nay. Đã có những thời điểm mật độ hạt bụi có khả năng xâm nhập phổi ở Bắc Kinh lên tới   1.000 microgram/m3, vượt xa mức an toàn 26 microgram/m3 theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Thời báo Hoàn Cầu cho biết ô nhiễm đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng đối với các thành phố ở phía bắc Trung Quốc, đặc biệt là thủ đô Bắc Kinh kể từ đầu năm nay. Đã có những thời điểm mật độ hạt bụi có khả năng xâm nhập phổi ở Bắc Kinh lên tới 1.000 microgram/m3, vượt xa mức an toàn 26 microgram/m3 theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

 

Tuần trước, truyền thông Trung Quốc đưa tin Bộ Bảo vệ môi trường nước này xác nhận ô nhiễm không khí khiến nền kinh tế   Trung Quốc tổn hại 230 tỉ USD trong năm 2010, tương đương 3,5% GDP.
Tuần trước, truyền thông Trung Quốc đưa tin Bộ Bảo vệ môi trường nước này xác nhận ô nhiễm không khí khiến nền kinh tế Trung Quốc tổn hại 230 tỉ USD trong năm 2010, tương đương 3,5% GDP.

 

Trong khi đó, Việt Nam cũng thuộc nhóm nước ô nhiễm nghiêm trọng bậc nhất Đông Nam Á. Có không ít người cho rằng tình trạng ô nhiễm ở Hà Nội cũng không thua kém gì ở Trung Quốc. Những bức ảnh chụp tại xóm lẻ -Tân Triều- Thanh Trì- Hà Nội càng gây nên sự bức bối, ngột ngạt cho người dân. (Bên trái là ảnh môi trường Việt Nam)
Trong khi đó, Việt Nam cũng thuộc nhóm nước ô nhiễm nghiêm trọng bậc nhất Đông Nam Á. Có không ít người cho rằng tình trạng ô nhiễm ở Hà Nội cũng không thua kém gì ở Trung Quốc. Những bức ảnh chụp tại xóm lẻ -Tân Triều- Thanh Trì- Hà Nội càng gây nên sự bức bối, ngột ngạt cho người dân. (Bên trái là ảnh môi trường Việt Nam)

 

Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống ở   Việt Nam, đặc biệt là với việc nguồn nước sinh hoạt ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm nghiêm trọng.
Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống ở Việt Nam, đặc biệt là với việc nguồn nước sinh hoạt ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm nghiêm trọng.

 

Kết quả công   bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos 2011 cho thấy, Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có môi trường không khí tệ nhất thế   giới, đứng thứ 123 trong tổng số 132 nước.
Kết quả công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos 2011 cho thấy, Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có môi trường không khí tệ nhất thế giới, đứng thứ 123 trong tổng số 132 nước.

 

Ông Jacques Moussafir, Cty ARIA Technologies (Pháp) cho biết, hàm lượng bụi kích thước nhỏ ở Hà Nội cao gấp bốn lần mức   khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). ARIA Technologies chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô   nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng. “Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất châu Á và chắc   chắc là thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á”, ông Moussafir nói.
Ông Jacques Moussafir, Cty ARIA Technologies (Pháp) cho biết, hàm lượng bụi kích thước nhỏ ở Hà Nội cao gấp bốn lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). ARIA Technologies chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng. “Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất châu Á và chắc chắc là thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á”, ông Moussafir nói.

 

Mức độ ô nhiễm của Hà Nội tương đương thành phố Dehil và Karachi, 2 trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, ông nói,   (ảnh ao ở ngõ Đặng Thai Mai, gần Hồ Tây bị ô nhiễm nặng).
Mức độ ô nhiễm của Hà Nội tương đương thành phố Dehil và Karachi, 2 trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, ông nói, (ảnh ao ở ngõ Đặng Thai Mai, gần Hồ Tây bị ô nhiễm nặng).

 

Nếu không có biện pháp nào thì nồng độ phát thải bụi mỗi năm tại Hà Nội có thể đạt 200 mg/m3 vào năm 2020, gấp 10 lần mức   khuyến cáo của WHO, theo ông Jacques. Nếu tình huống này xảy ra thì số lượng trường hợp nhiễm bệnh do ô nhiễm không khí   sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp và mạn tính, hen suyễn, vấn đề tim mạch sẽ tăng gấp đôi,   đặc biệt là với trẻ nhỏ và người già.
Nếu không có biện pháp nào thì nồng độ phát thải bụi mỗi năm tại Hà Nội có thể đạt 200 mg/m3 vào năm 2020, gấp 10 lần mức khuyến cáo của WHO, theo ông Jacques. Nếu tình huống này xảy ra thì số lượng trường hợp nhiễm bệnh do ô nhiễm không khí sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp và mạn tính, hen suyễn, vấn đề tim mạch sẽ tăng gấp đôi, đặc biệt là với trẻ nhỏ và người già.

 

Nguồn nước ngầm ô nhiễm cũng là vấn đề rất đáng lo ngại ở Hà Nội Việt Nam khi vượt 7-8 lần mức cho phép. Qua phân tích,   kết hợp với các tài liệu quan trắc cho thấy nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn và đang lan rộng ở nhiều nơi. Tại xã Chàng Sơn, huyện   Thạch Thất, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường lấy 123 mẫu nước ngầm để phân tích, kết quả có 86 mẫu bị nhiễm   bẩn, trong đó 4 mẫu có màu lạ, 4 mẫu có độ đục cao gấp 5 lần quy chuẩn cho phép, 28 mẫu có hàm lượng amoni cao gấp 8,33   lần cho phép, 44 mẫu có chỉ số coliforms, cao gấp 2,68 lần cho phép, 3 mẫu có chỉ số ecoli cao gấp 1,3 lần cho phép.
Nguồn nước ngầm ô nhiễm cũng là vấn đề rất đáng lo ngại ở Hà Nội Việt Nam khi vượt 7-8 lần mức cho phép. Qua phân tích, kết hợp với các tài liệu quan trắc cho thấy nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn và đang lan rộng ở nhiều nơi. Tại xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường lấy 123 mẫu nước ngầm để phân tích, kết quả có 86 mẫu bị nhiễm bẩn, trong đó 4 mẫu có màu lạ, 4 mẫu có độ đục cao gấp 5 lần quy chuẩn cho phép, 28 mẫu có hàm lượng amoni cao gấp 8,33 lần cho phép, 44 mẫu có chỉ số coliforms, cao gấp 2,68 lần cho phép, 3 mẫu có chỉ số ecoli cao gấp 1,3 lần cho phép.

 

Mới đây, hàng trăm hộ dân thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm phát hiện ra nguồn nước sinh hoạt sử dụng trong nhiều năm nay bị nhiễm chất thạch tín (asen) vượt gấp 43 lần mức cho phép...
Mới đây, hàng trăm hộ dân thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm phát hiện ra nguồn nước sinh hoạt sử dụng trong nhiều năm nay bị nhiễm chất thạch tín (asen) vượt gấp 43 lần mức cho phép...

 

Trước những con số đáng báo động ấy, người dân đã cảm thấy vô cùng hoang mang, không hiểu ô nhiễm ở Hà Nội đã gây hại   đến mức nào và nếu thống kê số người tử vong vì ô nhiễm sẽ cho kết quả đáng sợ đến đâu? (Tổng hợp từ VN Economy, GDVN, TNO)
Trước những con số đáng báo động ấy, người dân đã cảm thấy vô cùng hoang mang, không hiểu ô nhiễm ở Hà Nội đã gây hại đến mức nào và nếu thống kê số người tử vong vì ô nhiễm sẽ cho kết quả đáng sợ đến đâu? (Tổng hợp từ VN Economy, GDVN, TNO)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc