Đời người buồn nhất là nếm qua 1 nỗi đau: "Con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không đợi"

( PHUNUTODAY ) - Khi tuổi đã cao, sức đã yếu, bệnh tật mang trên người… cha mẹ già như chuối chín cây luôn mong mỏi có con cháu ở bên chăm sóc, chia sẻ… cho đến khi họ trút hơi thở cuối cùng.

"Cha mẹ già rất... ngại làm phiền con, phải sống sao cho con nó yêu" cũng làm cho nhiều bạn đọc trẻ ngậm ngùi. Cha mẹ già như chuối chín trên cây, phận làm con, hãy sống sao để khi bố mẹ mất đi rồi, không phải cúi đầu nói câu xin lỗi. 

Chúng ta, ai cũng đều thấy được những ước muốn, trông mong từ cha mẹ già của mình.

Chúng ta, ai cũng đều thấy được những ước muốn, trông mong từ cha mẹ già của mình.

Chị Mỹ Hạnh, 30 tuổi ở Cầu Giấy, Hà Nội kể, nhà chị đang có cha mẹ năm nay hơn 70 tuổi. Trước đây, ông bà là những người rất thạo kinh doanh, buôn Nam bán Bắc. Khi về già, dù trí nhớ vẫn còn minh mẫn, nhưng tính cách bố mẹ chị Hạnh thay đổi 180 độ. Ông bà trở nên trẻ con, nhạy cảm và dễ tổn thương hơn dù là những hành động nhỏ nhất của con cái. 

Thấy tính cách bố mẹ như vậy, chị Hạnh và nhiều thành viên trong gia đình đều rất thông cảm với những thay đổi ấy của họ. “Phận làm con, chúng tôi biết cha mẹ già luôn mong muốn các con cháu chia sẻ niềm vui cùng họ. Vì thế, những chuyện nhỏ nhất, chúng tôi cũng kể cho họ nghe, để họ cho lời khuyên hợp lý. Điều này giúp cha mẹ già thêm yêu cuộc sống”.

Người cao tuổi luôn cần nhiều sự gần gũi, hỏi han, chăm sóc của con cái. Điều này họ cần hơn nhiều, ý nghĩa hơn nhiều những khoản tiền trợ cấp hàng tháng hay những món quà mà con cháu dành cho họ. Vì thế, hãy quan tâm đến cha mẹ già thật nhiều thay vì hàng ngày bạn chỉ quan tâm đến cuộc sống của chính bạn. Đừng bao giờ, nói gì, làm gì để cha mẹ già phải tổn thương và mất tự tin.

Người già thường rất cô đơn và không có việc gì để làm cũng như chẳng có gì phải lo nghĩ. Nhưng đây chính là nguyên nhân khiến người già hay cáu kỉnh, hay dỗi hờn. Bởi hầu hết những người già thường lo sợ, con cái sẽ không cần đến họ nữa. Và với cha mẹ già, chẳng có gì đáng sợ hơn khi họ thấy họ chẳng còn hữu ích cho ai. 

Phận làm con, đừng để lại những nuối tiếc và ân hận

Khi cha mẹ còn sống ở trên đời, họ thường gọi điện thúc giục mong con cái về nhà ăn một bữa cơm đoàn viên. Lúc đó, mỗi một cuộc gọi điện thoại có lẽ sẽ khiến những người con cảm thấy gánh nặng.

Khi nhìn thấy cha mẹ bước vào tuổi già sức yếu, đi lại không tiện, nhiều người con dường như vẫn cảm thấy cha mẹ là gánh nặng của cuộc đời mình, chưa từng nghĩ đến cần sưởi ấm đôi bàn tay lạnh lẽo của cha mẹ đã một đời vất vả.

Khi nhìn thấy cha mẹ bước vào tuổi già sức yếu, đi lại không tiện, nhiều người con dường như vẫn cảm thấy cha mẹ là gánh nặng của cuộc đời mình, chưa từng nghĩ đến cần sưởi ấm đôi bàn tay lạnh lẽo của cha mẹ đã một đời vất vả.

Nhưng khi cha mẹ không còn nữa, không còn ai mong bạn về nhà, không còn ai thúc giục bạn ăn cơm, không có ai từ ái gọi tên ở nhà của bạn… Lúc đó mới cảm thấy chưa bao giờ lạnh lẽo thấu triệt tâm can như thế! Muốn sưởi ấm một chút cho đôi bàn tay của cha mẹ, nhưng đã vĩnh viễn không cách nào để sưởi ấm nữa rồi.

Trên thế giới này, cái gì đã mất đi đều có thể tìm trở về được, duy chỉ có sinh mệnh mất đi, là không bao giờ tìm lại được. Cho dù có năng lực lớn đến đâu, cũng không thể nào đưa cha mẹ trở về từ một thế giới khác. Cho dù có bao nhiêu tiền, cũng không mua được một tấm vé đi về nơi Thiên Quốc. Cho dù có muốn nói câu “con yêu cha mẹ” cỡ nào, thì cha mẹ cũng đã vĩnh viễn không còn nghe được nữa.

“Con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không chờ”, đâu chỉ nỗi đau xót ngàn năm? Đó sẽ luôn là nỗi đau trong lòng của những người con bao thế hệ, nhắc nhở chúng ta hãy đối xử tốt với cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ. Phận làm con, đừng để lại những nuối tiếc, ân hận trong cuộc đời này.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link