3 không nói
Những lời nói dối trá
Nói dối tức là “thấy mà nói không thấy, không thấy mà nói thấy, đúng mà nói là sai, sai mà nói là đúng”, nói một cách đơn giản thì đó là những lời không thật.Câu chuyện “Chú bé chăn cừu” từng nói về hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối. Một ví dụ khác, ban đầu có 1 chiếc máy bay, qua tai người khác nói thành 11 chiếc, cuối cùng biến thành 91 chiếc, đây chính là những tin đồn thất thiệt, chuyện bé xé ra to, cũng tương tự như là nói dối.
Những lời nói gây tổn thương
Nhiều người nói năng tùy tiện, cho rằng mình thẳng tính mà không biết nghĩ đến những cảm xúc của người khác, nói ra những lời tổn thương người khác, hại người hại mình. Lời nói tổn thương người khác có thể chỉ là nhất thời, nhưng hình ảnh của mình đã bị người khác xem thường, tổn thương sẽ không giờ quên được.
Những lời nói khoe khoang
Nhiều người thích nói về bản thân mình mà không cần biết người nghe có thích hay không. Khoe khoang thực tế cũng chẳng được lợi ích gì, trái lại còn làm mình bị tổn thương. Muốn được người khác ngưỡng mộ thì phải làm những việc xứng đáng với sự ngưỡng mộ ấy, tuyệt nhiên không thể tự nhận qua lời khoe khoang được, bản thân mình khiêm tốn là tốt hơn cả.
Ba không làm
Không so sánh, tự rước phiền não về mình
Không nên so sánh bản thân với người khác. Có câu nói rằng: "So sánh với người, tự mình tức chết". So đi so lại, bản thân cuối cùng được gì đây?
Nếu như thật sự phải so sánh, thì hãy nhìn lại chính bản thân mình, đối chiếu với ngày hôm qua, tự nhìn nhận sự phát triển, năng lực bản thân và chất lượng cuộc sống mới là điều quan trọng cần phải so sánh để không ngừng tiến bộ hơn.
Không làm hại người khác
Tâm đố kỵ như rượu độc, hại người cũng là hại chính mình. Làm người cần phải biết tôn trọng và độ lượng với kẻ khác.
Khi thấy người khác có điều tốt, nên vui mừng thay họ; thấy người khác hơn mình, nên học hỏi nhiều hơn; khi người khác cần sự trợ giúp, cần tận tâm tận lực cứu giúp.
Muốn lòng dạ đủ rộng rãi và độ lượng, nhất định không thể nảy sinh ý định làm hại người khác, có như vậy người khác mới cảm thấy sự chân thành chân chính của ta mà đối xử thiện đãi.
Không tham tài chiếm lợi
Nói đến lợi ích, có những thứ rất bề mặt, ai ai cũng nhìn thấy được. Nhưng lại có những thứ rất ẩn hình, tưởng là "phúc" đấy, thực ra lại là họa, tưởng là "lợi" đấy, thực ra lại thiệt thòi nhiều hơn.
Ngược lại, người khôn ngoan sẽ không vì cái lợi trước mắt mà chiếm đoạt tiện nghi bất chính. Họ hiểu rõ nhân quả, muốn nhập thì phải biết xuất, trên đời không có "của Trời cho".
Ba không chơi
Không chơi với người bất hiếu, kẻ vô tình
Người xưa có câu: "Trăm thiện lấy chữ hiếu làm đầu". Bởi "hiếu" là cái gốc của nhân cách, là thứ "đạo" của trăm vạn đức tính.
Nếu một người ngay đến bố mẹ thân sinh của mình còn đối xử không tốt, vậy ta sao có thể đặt hy vọng họ có thể hết lòng với bạn bè được đây?
Những người hờ hững vô tình, lòng dạ sắt đá, lạnh lùng băng giá – kiểu người như vậy tuyệt đối đừng kết giao!
Không chơi với người chỉ biết tư lợi vì mình
Tính cách tư lợi khiến họ không nhìn thấy những gì người khác bỏ ra mà chỉ chăm chăm để ý đến cái được mất của mình, đặt ích lợi bản thân vượt trên hết thảy.
Loại người như vậy sẽ chỉ biết lợi dụng người khác, thậm chí vì lợi ích mà sẵn sàng bán đứng cả thân nhân bạn bè. Trong cuộc sống, nếu giao du với loại người này bạn sẽ mãi là đối tượng bị bòn rút để thu lợi nhiều hơn.
Không chơi với kẻ bất tín
Làm người phải có tôn nghiêm, phải giữ nhân cách và chữ tín của mình. Với những kẻ vì tiền bạc, quyền lực mà sẵn sàng thay đổi nguyên tắc làm người thì dù cho có kết giao, bạn cũng mãi chỉ là một viên đá lót đường trong công cuộc tiến thân của họ mà thôi.