Đòi quyền lợi cho con khi người cha không thừa nhận

14:00, Thứ ba 07/04/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Con cái không có tội tình gì.

Tôi sinh ra trong một gia đình làm nông nghèo khó, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, dù rất muốn con cái được ăn học tử tế để thoát nghèo, nhưng ba mẹ tôi cũng bất lực trước kinh tế eo hẹp của gia đình nên chị em tôi cũng hiểu và nên sớm tự lập từ bé. Học xong lớp 9, tôi ở nhà cầy ruộng và buôn bán hoa quả ở chợ để có thêm tiền phụ gia đình và đặt kì vọng cho đứa út có thể bước chân vào Đại học. Khi bước sang tuổi 20, nhờ mối quen biết, tôi xin được vào làm công nhân trong một nhà máy ở tỉnh khác, thế là cũng sẵn sàng khăn gói lên đường để tìm tương lai tươi sáng hơn.

Ở đây tôi quen một người đàn ông hơn mình 3 tuổi, đất khách quê người, thiếu thốn tình cảm, tôi ngã vào lòng anh ta lúc nào không hay, rồi cả hai dọn về ở trọ chung với nhau như vợ chồng. Chúng tôi “quan hệ” với nhau mà không sử dụng các biện pháp tránh thai nên tôi mang bầu với anh ấy, tưởng chừng đó cũng là lúc tôi bước chân vào đời sông hôn nhân, thì anh ta lảng tránh dần và…bỏ về quê lấy vợ, sau đó anh ta sai em gái mình lên đưa tiền để tôi sinh con. 

Mô tả ảnh.
Con cái không có tội tình gì.

Vì muốn bảo vệ quyền lợi cho con, tôi đề nghị anh ta cùng ra UBND xã làm khai sinh cho con nhưng anh ta không đồng ý vì cho rằng đó không phải là con của mình. Biết không thể thuyết phục anh ta, tôi đã gặp cán bộ tư pháp xã đề nghị tư vấn thủ tục xác nhận cha cho con và được tư vấn: 

Theo khoản 2 Điều 32, 33, 34 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định điều kiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ theo quy định tại Mục này, trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp.

Điều 33. Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện việc đăng ký việc cha, mẹ, con.

Điều 34. Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có)

2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.

Quy định về chia tài sản khi ly hôn
Tôi muốn biết về những quy định cụ thể về phân chia tài sản khi ly hôn...
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Nguyen Thuy Quynh