Dòng họ nào có nhiều người làm vua nhất Việt Nam?

14:29, Thứ sáu 05/07/2024

( PHUNUTODAY ) - Có những triều đại tồn tại ngắn ngủi nhưng cũng có những triều đại trị vì được trong quãng thời gian khá dài. Bạn có biết triều đại tồn tại lâu nhất với nhiều vị vua nhất?

Xuyên suốt chặng đường lịch sử, Việt Nam đã trải qua nhiều triều đại với các đời vua khác nhau. Có những triều đại tồn tại ngắn ngủi nhưng cũng có những triều đại trị vì được trong quãng thời gian khá dài. Bạn có biết triều đại tồn tại lâu nhất với nhiều vị vua nhất?

Dòng họ nào ở Việt Nam có nhiều người làm vua nhất?

Kỷ nguyên độc lập của Việt Nam bắt được đánh dấu bằng chiến thắng Bạch Đằng vào năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo. Một năm sau, Ngô Quyền chính thức lên ngôi vua, nhà Ngô bắt đầu. Ông trở thành vị vua đầu tiên của nước Việt trong kỷ nguyên độc lập.

riều đại nhà Hậu Lê (1428-1789) là triều đại có nhiều người làm vua nhất và cũng kéo dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

riều đại nhà Hậu Lê (1428-1789) là triều đại có nhiều người làm vua nhất và cũng kéo dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Triều đại nhà Hậu Lê (1428-1789) là triều đại có nhiều người làm vua nhất và cũng kéo dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Tổng cộng, triều đại này có tất cả 28 vua lên ngôi. Họ Lê có nhiều người làm vua nhất lịch sử nước ta với tổng cộng 31 người bao gồm cả Tiền Lê và Hậu Lê.

Theo sách ‘Việt Nam sử lược’ cả 2 triều đại Tiền Lê và Hậu Lê đều khởi phát từ địa danh Thanh Hóa ngày nay. Vị vua mở đầu cho mỗi triều đại đó chính là Lê Hoàn và Lê Lợi. Trong khoảng thời gian nhà Lê trị vì đất nước, Lê Hiển Tông là vị vua có thời gian trị vì lâu đời nhất, thời gian ông nắm quyền lên tới 46 năm từ 1740-1786. Vị vua này cũng nổi danh là người nắm giữ nhiều kỷ lục của Việt Nam như phát hành tới 16 loại tiền hay trở thành vị vua phát hành nhiều tiền nhất trong tất cả các vua chúa Việt. Ông cũng là người quan tâm tới học hành thi cử, ông cho mở ra nhiều khoa thi nhất trong lịch sử phong kiến nước ta. Trong khoảng thời gian ông trị vì có tới 16 khoa thi được tổ chức và lấy đỗ 131 tiến sĩ.

Trái ngược với Lê Hiển Tông thì Lê Long Việt là Lê Trung Tông, con vua Lê Đại Hành lại là người có thời gian trị vì ngắn nhất chỉ vỏn vẹn có 3 ngày, ông được sử sách cho là bị Lê Long Đĩnh lật đổ. Theo Toàn thư ghi chép lại: “Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông”. Sau này thời Pháp thuộc, khi viết sử nước Nam ta trong cuốn Đại Nam quốc lược sử (Abrégé de l’Histoire d’Annam), Alfred Schreiner có ghi: “lại, qua ngày thứ ba sau khi lên ngôi, người bị mấy ông hoàng đó cho quân hoang giết đi. Trong truyện gọi là Lê Trung Tông”.

Dòng họ Lê cũng có 2 vị vua là Lê Hoàn và Lê Lợi đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp vào trong danh sách 14 vị anh hùng tiêu biểu của nước Việt Nam theo thứ tự thời gian vào năm 2013.

Triều đại phong kiến nào ngắn nhất lịch sử Việt Nam?

Triều đại nhà Hồ là triều đại phong kiến ngắn nhất lịch sử

Triều đại nhà Hồ là triều đại phong kiến ngắn nhất lịch sử

Triều đại nhà Hồ bắt đầu tính từ khi Hồ Quý Ly giành giang sơn từ nhà Trần và chính thức lên ngôi năm 1400. Hồ Quý Ly sinh năm 1335, quê ở Đại Lại, Vĩnh Lộc hiện nay là xã Hà Đông, Hà Trung, Thanh Hóa. Ông trị vì được một năm thì trao ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương để làm thái thượng hoàng, nhưng ông vẫn quyết đoán mọi công việc.

Năm 1407, cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương đã bị quân Minh bắt. Triều đại nhà Hồ bị diệt vong từ đây. Tuy tồn tại ngắn, nhưng nhà Hồ cũng đã để lại nhiều dấu ấn, đặc biệt là cuộc cải cách toàn diện đất nước. Cuộc cải cách này được đánh giá có giá trị thực tiễn và đi trước thời đại.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm