Động tác yoga nào tốt chữa chứng rối loạn tiền đình

16:59, Thứ bảy 21/10/2017

( PHUNUTODAY ) - Yoga là một trong những bài tập giúp phụ nữ lấy lại được sự cân bằng vóc dáng, đồng thời đây còn là một trong những bài tập chữa trị chứng rối loạn tiền đình? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Động tác yoga nào tốt chữa chứng rối loạn tiền đình

Bài tập 1: Tư thế trái núi (Tadasana)

Toàn thân đứng thẳng, hai bàn chân song song khoảng cách rộng bằng vai (giúp giữ thăng bằng tốt hơn), hai tay buông thả dọc theo thân.

3.dong-tac-yoga-nao-chua-roi-loan-tien-dinh-hieu-qua-1-phunutoday.vn

 

Hít sâu hóp bụng dưới nâng cao lồng ngực, rướn dài các đốt sống lên cao.

Đồng thời 2 tay vươn lên qua khỏi đầu, chắp 2 tay lại áp sát mang tai, khuỷu tay thẳng thả lỏng. Giữ yên tư thế từ 1 – 3 phút hít thở đều.

Thở ra từ từ hạ 2 tay xuống thả lỏng.

Bài tập 2: Tư thế gập người về phía trước (Padahastasana) Uttanasana

Giữ người đứng thẳng, hai chân khép sát lại, hai tay buông dọc theo thân, lòng bàn tay áp sát đùi.

Hít vào vươn hai tay lên cao qua đầu áp sát mang tai lòng bàn tay song song hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay.

Thở ra cúi gập người về phía trước và đặt bàn tay lên sàn cạnh bàn chân. Nếu tay không thể chạm đất thì có thể đặt tay ôm cổ chân.

Hai chân giữ thẳng, hít vào, đẩy hơi cho căng lồng ngực. Thở ra và nâng người lên, lưng song song với sàn.

Đầu gối và cột sống thả lỏng thoải mái, hơi mở rộng hai bàn chân để mở rộng lưng và xương chậu giúp phần hông linh hoạt hơn.

Giữ áp lực đều nhau trên hai bàn chân, dùng lực từ phần xương chậu để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Thả lỏng phần trên cơ thể từ đốt sống lưng đến đỉnh đầu ở mức độ bạn cảm thấy thoải mái và có thể kiểm soát được. Giữ vị trí đó từ 3 đến 8 hơi thở.

Bài tập 3: Tư thế con cá

3.dong-tac-yoga-nao-chua-roi-loan-tien-dinh-hieu-qua-2-phunutoday.vn

 

Đầu tiên bạn nằm ngửa trên thảm, hai chân khép sát, 2 tay buông dọc theo người. Lòng bàn tay úp xuống

Sau đó bạn nghiêng bên phải lót tay trái dưới lưng. Lưu ý: Nghiêng bên trái lót tay phải dưới lưng

Chỏ tay thẳng và dấu sâu chỏ tay dưới sàn. Chuyển hết sức nặng vào cùi chỏ

Hít bẩy ngực, nâng đầu vai lên khỏi sàn. Thở ra từ từ hạ nhẹ nhàng đầu xuống và thư giãn

Bài tập 4: Tư thế cây cầu

Đầu tiên bạn nằm ngửa, đầu gối gập cong, sau đó lòng bàn chân đặt trên sàn

Tiếp đó, ngón chân quay thẳng vào hướng trước mặt. Bạn đặt thẳng cánh tay dọc theo hai bên thân, lòng bàn tay úp xuống

. Hít vào nhẹ nhàng, đẩy hông lên cao. Phần thân trước dần dần căng ra theo từng nhịp thởGiữ nguyên tư thế trong 5 – 10 phút

Bài tập này sẽ giúp mở căng lồng ngực, ngực và giúp cho hơi thở sâu hơn. Đồng thời tái tạo năng lượng cho cơ thể bạn.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc