Nhưng sau khi tiêm khoảng 3 phút thì ông Thực kêu khó thở rồi lịm đi. Khi người nhà mời bác sĩ đến cấp cứu thì ông Thực đã tử vong.
Người nhà đau xót khi biết tin ông Thực qua đời. Ảnh: Lê Hoàng. |
Người nhà nạn nhân cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Thực là do lỗi của y bác sỹ bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, vì sau khi mổ ông vẫn tỉnh táo, không có biểu hiện gì bất thường.
Ngay sau đó, một cuộc họp khẩn giữa các bên liên quan đã diễn ra. Sau khi làm việc với gia đình nạn nhân, lãnh đạo bệnh viện, cán bộ Sở Y tế Thanh Hóa đã đồng ý hỗ trợ gia đình 100 triệu đồng tiền mai táng do hoàn cảnh khó khăn.
Ông Lê Hữu Uyển, Trưởng phòng nghiệp vụ Y tế, Sở Y tế Thanh Hóa cũng cho biết, sự việc xảy ra là do rủi ro, nguyên nhân tử vong hiện đang được Cơ quan pháp y tỉnh Thanh Hóa điều tra làm rõ.
“Chúng tôi sẽ công bố nguyên nhân gây ra cái chết của bệnh nhân Lê Văn Thực sau khi có kết quả. Nếu cán bộ bệnh viện trong quá trình thực hiện quy chế và qui trình có sai sót dẫn đến việc bệnh nhân bị tử vong chúng tôi sẽ xử lý”, ông Uyển nói.
Trước đó, vào khoảng 15g30 ngày 12/4/2011, bệnh nhân Nguyễn Văn Trực (74 tuổi ở thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đã qua đời sau khi tiêm thuốc tại Khoa ngoại chấn thương - Bệnh viên Đa khoa tỉnh Quảng Nam.
Theo hồ sơ bệnh án, ông Trực bị bỏng ở chân do nước sôi nhưng sức khỏe của ông đã dần được hồi phục sau một thời gian điều trị. Nhưng đến khoảng 15h ngày 12/4, một nữ y tá tên Thảo của Khoa ngoại chấn thương của bệnh viện này trực tiếp tiêm thuốc cho ông Trực.
Khoảng 5 phút sau khi tiêm thuốc, bà Nguyễn Thị Liễu (64 tuổi) vợ ông Trực phát hiện chồng có biểu hiện bất thường như co giật, tím tái, da nổi mẩn đỏ…
Ngay sau đó gia đình gọi đã y tá bác sĩ trực trong khoa để báo cáo sự việc bất thường của bệnh nhân sau khi tiêm thuốc. Tuy nhiên, ông Trực đã qua đời ngay sau đó khoảng 15 phút.
Ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã thừa nhận, bệnh nhân tử vong là do bị sốc thuốc kháng sinh cefuroxime dùng để chữa trị nhiễm trùng ngoài da, bị bỏng còn gọi là sốc phản vệ
- (Tổng hợp)