Đức phật dạy: Vợ chồng đến với nhau bởi cái duyên, sống được với nhau hay không lại nhờ cái nợ

( PHUNUTODAY ) - Có nhiều trường hợp vợ chồng bất hòa, cãi vã nhưng vẫn không thể buông bỏ nhau. Giữa họ dường như có sợi dây liên kết vô hình, chỉ cần cả hai rời đi là sẽ có thứ gì đó níu kéo lại.

Giữa vợ chồng dường như có sợi dây liên kết nào đó, chặt không đứt, bứt không rời. Dù có chán nhau đến mấy, bạn cũng sẽ trở về nhà. Nếu ngoài kia có nhiều điều khiến bạn không vui, chỉ cần về nhà là tâm trạng lại khác đi.

Không duyên sẽ chẳng thể gặp được nhau, không nợ sẽ chẳng thể nào nên nghĩa vợ chồng. Các cặp đôi đều vì chữ duyên mà đến với nhau, vì chữ nợ mà yêu thương nhau trọn kiếp này.

Vợ chồng ở kiếp trước là tình nhân, kẻ thù hoặc là chủ nợ chưa thể trả hết được món nợ mình vay mượn nên kiếp này mới gặp lại nhau. Vì vậy mà có nhiều cặp yêu thương nhau, có cặp lại cãi vã, khắc khẩu. Tất cả cũng là do duyên từ kiếp trước gieo được, kiếp này mới nhận lại như vậy.

vo-chong

Theo lời Phật dạy, để nên vợ nên chồng ở kiếp này của nhau, cả hai đều phải có duyên tiền định, tức mối nhân duyên từ đời trước rồi tái sinh, luân hồi đến kiếp này.

Vợ chồng đến với nhau bởi cái duyên, sống được với nhau hay không lại nhờ cái nợ. Duyên nợ vợ chồng kiếp này có được nhờ mối quan hệ từ nhân quả từ đời trước mang tới đời này.

Kiếp này và kiếp trước có mối quan hệ về sự hoán đổi liên tục từ cảnh giới này sang cảnh giới khác, đi kèm với đức và nghiệp của mỗi người. Mỗi người sinh ra đều mang theo một lượng đức và nghiệp nhất định, lượng ấy nhiều hay ít là do những hành động của mỗi người trong kiếp luân hồi trước.

Nếu kiếp trước lượng đức nhiều, lượng nghiệp ít, thì kiếp này sẽ sống hạnh phúc và ngược lại. Nếu vợ chồng có duyên mà sống bình yên bên nhau, hẳn đời trước hai người đã có thiện duyên, người này làm việc tốt cho người kia và ngược lại. Nếu vợ chồng thường mâu thuẫn, cãi cọ thì đời trước hẳn đã gây ác duyên với nhau, đến kiếp này phải hoán đổi.

Vợ chồng đang sống bình yên nhưng bỗng một trong hai ngoại tình, dẫn tới cuộc sống bất hạnh. Điều này có thể lý giải ra sao? Thứ nhất có thể do nghiệp duyên từ kiếp trước ảnh hưởng, thứ hai là có người tạo nghiệp duyên mới để kiếp sau lại tiếp tục phải trả.

Dù là ai đi nữa, có tin hay tín quy luật nhân quả hay không, nhưng chắc chắn ai cũng chịu sự chi phối của nó. Gieo nhân thiện hái trái thiện, gieo nhân ác gặp quả ác, đạo lý ở đời không sai bao giờ.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link