hi cải tiến, quốc phục phải trên nền tảng hiểu biết về phục trang của tổ tiên để rồi từ đó sáng tác thành những bộ quần áo mới." />

Đừng đòi Quốc phục khi chưa hiểu tổ tiên mặc ra sao!

14:20, Thứ năm 17/01/2013

( PHUNUTODAY ) - align: justify;">hi cải tiến, quốc phục phải trên nền tảng hiểu biết về phục trang của tổ tiên để rồi từ đó sáng tác thành những bộ quần áo mới.

“Đừng có đòi Quốc phục khi chưa hiểu tổ tiên ta ăn mặc ra sao. Chưa hiểu mà đã bàn đến Quốc phục thì Quốc phục ấy chỉ là một thứ chơi vơi và chỉ là một cái vỏ bên ngoài”... GS Trần Lâm Biền.

[links()]
 
Khăn xếp, áo the chưa đủ tư cách làm Quốc phục
GS Trần Lâm Biền
GS Trần Lâm Biền
 
 

"Người Việt Nam là một cư dân sống rất nặng về biểu tượng dân dã, cho nên phải đi tìm đến giá trị biểu tượng của nó thì trên nền tảng ấy mới tạo dựng nên bộ quần áo thích hợp cho Quốc phục". 

 
 - GS Trần Lâm Biền -

Trong cuộc sống, xu hướng hội nhập với thế giới là tất yếu nhưng hòa nhập không hòa tan, không là cái đuôi của bất kể một nền văn hóa nào khác. Chúng ta cần phải giữ lấy bản sắc văn hóa dân tộc mà một trong hình thức đó là chú ý đến Quốc phục.

Quốc phục rất cần thiết nhưng chọn như thế nào không đơn giản. Đối với nam giới, trang phục thời Lý - Trần (ít nhiều đã xuất hiện trong thời Lê sơ không có nhiều nếp, bó sát người, lộ đường nét cơ thể bên trong. Cách phục trang của tượng Lý Công Uẩn bên Bờ Hồ không phải của thời Lý, mà thuộc một giai đoạn muộn hơn. Còn mũ bình thiên hoàn toàn là của Trung Quốc.

Sang đến thế kỷ 16 – 17, quần áo đã có nhiều nếp, có áo ngoài, áo trong. Một đặc điểm quan trọng là từ thế kỷ 17 trở về trước, người Việt Nam đa số không mặc quần, chủ yếu chỉ biết mặc váy và đóng khố. Bằng chứng là những bức tượng ở thế kỷ 18, đa số chỉ mặc áo thụng và mặc váy chứ không mặc quần.

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, phục trang của nam giới mới xuất hiện khăn xếp, áo the đen, quần trắng, giầy Gia Định. Đó là sản phẩm của thời gian gần đây, không thể lựa chọn là Quốc phục. Xét trên chiều hướng biến đổi, trang phục đó đã được cải tiến, trở thành cách ăn mặc của các liền anh quan họ hiện nay.

Đối với nữ, hình thức chủ yếu là đội chiếc khăn mỏ quạ, mặc áo nâu và áo cánh trắng, hoặc váy sồi đen. Người ta nhận thức được rằng, trên cái bình thường là áo màu nâu gắn với màu đất, váy đen màu nặng gắn với nước. Và trong cái đất, nước ấy nhiều khi sinh lực vô biên được hội tụ vào cái yếm đào của người phụ nữ. Trong hội, người đàn bà mặc áo trùng bên ngoài với một màu nào đó, rồi áo trong ngắn dần và có nhiều màu khác nhau. Đến khi đi tung tẩy, có gió nó sẽ bay lên thì đó là một sự hòa sắc đẹp.

Áo dài của người Việt Nam là sự sáng tạo gần như của một cá nhân ở phố Hàng Trống, Hà Nội, xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 20. Áo dài được gọi là áo Cát tường, còn người Pháp gọi là Lơ Muya. Áo dài là một sự sáng tạo rất hay từ nền tảng cổ truyền cùng với ít nhiều chiếc váy của Thượng Hải.

Tôi đã theo dõi thông tin cuộc bàn thảo về quốc phục trên báo chí và thấy rằng, những người họp hội thảo chưa đưa ra được những tiêu chí một cách cụ thể. Tôi không biết họ dựa vào tiêu chí nào hay lấy vào thời đại nào hay triều đại nào để làm mẫu mực? Nếu vậy, có họp nữa cũng chẳng đi đến được một chuẩn mực nào hết. Để chọn Quốc phục, phải chú ý đến tiêu chuẩn mà theo tôi, thứ nhất là tính Việt Nam, thứ hai, phải đẹp.

Đừng đòi Quốc phục khi chưa hiểu tổ tiên mặc ra sao!
 
Chọn Quốc phục tất nhiên phải dựa vào trang phục truyền thống của dân tộc, rồi cải tiến. Muốn vậy phải dựa trên nền tảng hiểu biết trang phục của tổ tiên.

Về trang phục nữ, chúng ta còn rất nhiều tượng Quan âm, hoàng hậu, công chúa, hay những tượng công đức ở chùa mặc trên người những bộ quần áo đủ để cho chúng ta nghiên cứu. Muốn có một bộ phục trang tử tế kể từ mũ đội đầu, có thể nghiêm cứu các tượng ở chùa Bối Khê (tượng của bà Hậu từ thế kỷ 16), hoặc rất nhiều tượng ở chùa ở Hải Phòng.  Về trang phục nam, nên đặc biệt quan tâm tới tượng những tướng lĩnh trong các di sản văn hóa. Theo tôi, cũng nên quan tâm đến váy của người thiểu số, đừng tách họ với người Kinh này bởi tộc người Kinh là sự nhào nặn, kết hợp giữa các tộc người thiểu số mà thành.

Đừng có đòi Quốc phục khi chưa hiểu tổ tiên ta ăn mặc ra sao. Chưa hiểu mà đã bàn đến chọn quốc phục thì quốc phục ấy chỉ là một thứ chơi vơi, một cái vỏ bên ngoài. Người Việt Nam là cộng đồng cư dân sống rất nặng về biểu tượng dân dã, cho nên phải đi tìm đến giá trị biểu tượng của nó thì trên nền tảng ấy mới tạo dựng nên bộ quần áo thích hợp cho Quốc phục.

 
  • Khải Nguyên (ghi)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc