Dùng gỗ sưa đun nước pha trà ở đền Chử Đồng Tử

( PHUNUTODAY ) - 11 lsquo;cụ sưarsquo; giá trị hàng trăm tỉ đứng sừng sững bao quanh ngôi đề thờ Chử Đồng Tử (hay còn gọi là đền Đa Hòa, thuộc xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) được cắt cử canh gác bảo vệ cả ngày lẫn đêm.

Khó có du khách nào đến với đền thờ Chử Đồng Tử hay đền Đa Hòa, thuộc xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên lại không khỏi ngỡ ngàng với 11 ‘cụ sưa’ giá trị hàng trăm tỉ đứng sừng sững bao quanh ngôi đền linh thiêng này.
 

Hình ảnh những cụ sưa trăm tỷ ở đền Chử Đồng Tử

Gọi là cụ sưa bởi vì, tất cả các ông bà lão sống quanh đây đều cho rằng không biết ai đã trồng từ bao giờ, chỉ đoán rằng các cụ sưa này đã được trồng tự thủa xây dựng đền.

Ông từ Hoàng Văn Quyết (76 tuổi) cho biết, đền được ông quan án Chu Mạnh Trinh đứng ra vận động công đức của nhân dân xây dựng vào năm 1894, và được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử năm 1962.

Ông Quyết cho rằng dãy sưa cổ thụ mọc bao quanh đền chắc cũng được trồng từ ngày dựng đền hoặc trước đấy nữa.

Đền Đa Hòa, nơi có 11 cây gỗ sưa cổ thụ trị giá hàng trăm tỉ đồng.(đền Đa Hòa- xã Bình Minh- Khoái Châu- Hưng Yên)
Đền Đa Hòa, nơi có 11 cây gỗ sưa cổ thụ trị giá hàng trăm tỉ đồng.

Quan sát dãy sưa, chúng tôi thấy, cây nhỏ nhất vừa đủ tầm một người lớn ôm, cây to nhất cũng phải hai người ôm.

Theo lời kể của ông Chu Văn Tích (88 tuổi) làm công đức ở đền hơn mười một năm, nay về vì tuổi cao sức yếu cho biết, cách đây không lâu, kẻ gian đã đột nhập vào vườn sưa và định cắt trộm sưa, may mắn vụ việc được phát hiện nên chúng chỉ cưa được một nửa thân cây sưa.

Ngay sau đó, cây sưa đã được đắp đất lên chỗ cưa và đứng sừng sững cho tới nay. Đồng thời cán bộ xã cho hàn quanh gốc mỗi cây sưa một vòng đai thép phi 10, cây nhỏ 4 cọc, cây to 5 cọc và 3 vòng tròn đai quấn quanh.

Hiện nay, vườn sưa được các ông từ phối hợp cùng ban quản lý di tích, bảo vệ xã túc trực trông coi cả ngày lẫn đêm.

Ông từ Hoàng Văn Quyết khẳng định “bây giờ có lực lượng trông coi cả ngày lẫn đêm, ngày hai người, tối bốn người, được trang bị đầy đủ đèn, áo mưa…với sự phối hợp của bảo vệ xã thì không bọn trộm nào dám nhòm ngó tới nữa”.

Phơi khô làm củi đun

Trên lối cổng bước vào đền Dạ Trạch (xã Dạ Trạch- Khoái Châu- Hưng Yên), nằm sát UBND xã Dạ Trạch, đập ngay vào mắt chúng tôi là hình ảnh gốc hai cây sưa đã bị cưa ngang mặt đất, mỗi gốc có đường kính khoảng 30- 40 cm, nay mỗi gốc đã mọc lên vài mầm cây con.

Hai gốc sưa bị kẻ gian cưa trộm vào một đêm trời mưa to gió bão năm 2011 tại đền Hóa Dạ Trạch. .( đền Dạ Trạch- xã Dạ Trạch- Khoái Châu- Hưng Yên).
Hai gốc sưa bị kẻ gian cưa trộm vào một đêm trời mưa to gió bão năm 2011 tại đền Hóa Dạ Trạch. ( đền Dạ Trạch- xã Dạ Trạch- Khoái Châu- Hưng Yên).

Theo lời kể của ông từ Nguyễn Văn Để, thì hai cây sưa này bị kẻ gian cưa trộm vào năm trước, trong một đêm mưa to gió lớn. Chính ông nằm trong đền cũng không hay biết gì, bảo vệ xã cũng không phát hiện được điều gì, chỉ sáng dậy mới phát hiện hai cây sưa trị giá hàng chục tỉ đồng bị cưa trộm.

“Kẻ trộm cưa lấy thân, bỏ lại cành, tôi đã lấy những cành này đem cho nhà chùa một ít, để lại một ít để phơi khô làm củi đun. Vì là của đền, là của công nên dân chả ai lấy làm gì”, ông Để nói.

Được biết, ngôi đền này đã từng bị kẻ trộm lợi dụng mưa to gió lớn lẻn vào đền lấy cắp đồ đạc, tiền công đức của đền.

Mặc dù ngôi đền này cùng khuôn viên, nằm sát UBND xã luôn luôn có bảo vệ túc trực. Trước đó, cũng tại ngôi đền này cách đây 4- 5 năm cũng đã bị kẻ gian vào cưa trộm mất 3 cây sưa.

>>Hình ảnh những cụ sưa trăm tỷ ở đền Chử Đồng Tử

Đền thờ Chử Đồng Tử thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên có hai ngôi đền thờ Đức thánh Chử Đồng Tử, một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hoà, xã Bình Minh, được coi là ngôi đền chính.

Ngôi đền thứ hai thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch nơi chàng Chử và nhị vị phu nhân hóa về trời.

Ngôi đền Ða Hoà - được xếp hạng di tích văn hoá năm 1962, nằm trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng hình chữ nhật có diện tích 18.720m², cảnh quan đẹp, mặt quay hướng chính Tây nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên nơi nàng Tiên Dung (con gái vua Hùng đã phải lòng chàng Chử).

Tổng thể kiến trúc có 18 ngôi nhà mái ngói cổ như 18 con thuyền mũi cong tượng trưng cho 18 đời vua Hùng. Ngọ môn gồm 3 cửa, cửa chính là toà nhà 3 gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt.

Đền do Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh (Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, Hưng Yên, nay thuộc Văn Giang, Hưng Yên) đứng ra vận động xây dựng, tôn tạo năm 1894 trên nền một ngôi đền cổ.

Không chỉ là một di tích lưu truyền và lan toả về một thiên tình sử hàng ngàn năm nay mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp mà còn có giá trị đặc biệt về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Nguyễn.

Hàng năm, lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng hai âm lịch ở cả hai ngôi đền để nhắc người dân không quên một truyền thuyết về mối tình giữa nàng công chúa lá ngọc cành vàng với một chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo.

  • Quân Trang – Đỗ Hòa
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn