Người phụ nữ vác "bụng bầu" đi khám nhưng "sốc" khi phát hiện ung thư giai đoạn cuối
Bác sĩ Hứa Bội Hào, thuộc Khoa hậu môn trực tràng của Bệnh viện Phụ Thiết, Đại học y khoa Trung Sơn chia sẻ với Ettoday về một trường hợp bệnh. Vào đầu tháng 6/2018, có một phụ nữ 40 tuổi ở Đài Trung, trước đây cô có thân hình thon thả, bình thường đi đại tiện rất đều đặn, nhưng vì thời gian dài không có thói quen tập luyện thể dục, cộng thêm với việc mỗi ngày đều ăn gà rán và uống trà sữa, lại không thích ăn rau, thời gian dài mệt mỏi, bụng cô bắt đầu to lên, trông giống như một phụ nữ đang mang thai.
Hai tuần liền cô không đi đại tiện, sau khi đến Bệnh viện Phụ Thiết để kiểm tra, bác sĩ phát hiện đó là giai đoạn thứ tư của ung thư đại trực tràng. Tình trạng của người bệnh sau khi phẫu thuật và hóa trị đã được cải thiện.
Bác sỹ khuyên bệnh nhân hạn chế ăn thịt gà ran, 1-2 tuần chỉ nên ăn 1 lần, cũng kiến nghị mọi người không nên ăn thực phẩm nhiều đường và thực phẩm chiên rán, nó ảnh hưởng đến cơ thể vô cùng lớn.
Nếu hình dạng và số lượng của phân bắt đầu thay đổi, thì cần phải đến bệnh viện kiểm tra, ngoài ra, không nên ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhiều rau quả và trái cây, phát triển thói quen tập thể dục, mới có thể tránh xa nguy cơ bị ung thư đại trực tràng.
Những người dễ bị ung thư đại trực tràng "hỏi thăm":
Bị bệnh viêm loét đại tràng
Bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn (một loại viêm đường ruột) cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Khi mắc các bệnh này, đại tràng thường bị viêm kéo dài và niêm mạc có thể bị loét từ đó dẫn đến ung thư.
Những bệnh nhân mắc một trong hai bệnh này được khuyến khích khám theo dõi và tầm soát ung thư đại trực tràng thường xuyên.
Có tiền sử bị polyp đại trực tràng
Polyp đại trực tràng là tổn thương nhỏ có dạng khối u, đa phần là lành tính. Tuy nhiên, một số ít trong các polyp này có thể chuyển thành ung thư, nhất là polyp có kích thước lớn hoặc có nhiều polyp.
Để phòng tránh bệnh ung thư đại trực tràng, người có polyp, nhất là polyp lớn, bác sĩ sẽ cắt bỏ và sinh thiết xem có tế bào ung thư hay không. Những người từng có polyp, đặc biệt là nhiều polyp cần kiểm tra định kỳ thường xuyên.
Những người thích ăn thịt đỏ, đồ ăn nhanh, chất béo, đồ nướng
Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn được liệt kê vào nhóm tác nhân gây ung thư do vậy cần hạn chế ăn nhiều. Thay vào đó, bạn nên chọn thịt trắng như cá, thịt gà, thịt gia cầm…nên chọn thực phẩm tươi sạch.
Ngoài ra, thức ăn chứa nhiều mỡ, thịt nướng ở nhiệt độ cao, v.v. cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Người lười vận động
Những người ít vận động, hay ngồi một chỗ có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn những người khác.
Người thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng mà cũng là yếu tố nguy cơ chung của đa số các loại bệnh ung thư. Bởi vậy chúng ta nên giữ cho trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.
Ngoài các đối tượng nêu trên, những người hút thuốc lá, uống rượu nhiều cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Chế độ ăn uống đối với người ung thư đại tràng
Trong chế độ ăn uống, người bệnh ung thư đại tràng cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau: ăn uống hợp lý, tránh ăn thức ăn tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đầy đủ các nhóm chất cần thiết: Đạm, bột đường, chất béo, vitamin, khoáng chất, nước…
Đối với bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại tràng nên bổ sung những loại thức ăn ít béo, dễ tiêu hóa, chưa qua tinh chế kết hợp điều trị để có hiệu quả cao.
Để đạt được việc cân bằng dinh dưỡng nên thường xuyên ăn thịt gà, các loại thức ăn chế biến từ sữa, trứng. Mỗi ngày nên uống 1 – 2 cốc sữa để đảm bảo cho cung cấp đủ năng lượng.
Các loại thức ăn thực vật như ngũ cốc cũng được ưu tiên khi người bệnh đang trong quá trình điều trị bằng hóa trị, xạ trị.
Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng
Dầu ô liu: Trong dầu ô liu có chứa chiết xuất zyflamend có khả năng kiềm chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Gần đây các nhà khoa học thuộc Đại học Granada (Mỹ) còn phát hiện ra loại acid maslinic trong dầu ô liu và đã chứng minh được rằng acid maslinic có tác dụng điều hòa tăng sinh tế bào và có thể dùng điều trị ung thư đại tràng.
Bằng cách ức chế tăng sinh tế bào, acid maslinic còn phát huy tác dụng phá hủy các tế bào ung thư đại tràng HT29. Đây là nghiên cứu đầu tiên về tác dụng phòng chống ung thư đại tràng của acid maslinic được công bố.
Đậu nành và ngũ cốc họ đậu: Đậu nành và các quả họ đậu là loại thực phẩm giàu chất xơ nhất. Ngoài ra, hạt đậu nành còn chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15 – 25% chất glucose, 15 – 20% chất béo, 35 – 40% chất đạm và nhiều axít amin, sinh tố khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Sữa đậu nành nguyên chất, bảo đảm về chất lượng và vệ sinh thực phẩm là một trong những thực phẩm rất tốt cho việc ngăn ngừa ung thư đại tràng và các loại ung thư khác.
Cà rốt sống và rau sống: Theo nghiên cứu mới đây tại Italy cho thấy, cà rốt sống chứa một lượng lớn các hợp chất có khả năng chống lại bệnh ung thư đại tràng, trực tràng và ung thư vú.
Rau sống cũng đem lại hiệu quả cao làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư này. Khảo cứu gần đây cho thấy, những người ăn cà rốt và rau sống 12 lần mỗi tuần đã giảm được 29% nguy cơ ung thư đại tràng, 18% ung thư trực tràng so với những người chỉ ăn 2 – 3 lần mỗi tuần.