Gia đình phạm phải 3 điều cấm kỵ này, con cháu tương lai mù mịt, nghèo khó đời đời

19:22, Thứ sáu 10/06/2022

( PHUNUTODAY ) - Có 3 điều trong 1 gia đình nếu phạm phải sẽ làm mất hết công đức, con cái nghèo khó đời đời.

Muốn đứa con của mình sau này sẽ trở thành người như thế nào, trước tiên cha mẹ phải trở thành tấm gương cho con. Rất nhiều lúc, từng hành động cử chỉ, nhất ngôn nhất hành của cha mẹ đều sẽ in sâu vào tâm trí và tiềm thức của đứa trẻ. Muốn nuôi con thành tài, thì đây là 2 điều tuyệt đối “cấm kỵ”:

Hành động bất nhân bất nghĩa, con cháu sẽ noi theo

Người đối xử tệ và bất kính với bậc huynh trưởng, người lớn tuổi và họ hàng, thế hệ con cháu đời sau của họ chắc chắn sẽ không vinh hiển.

Từng có một câu chuyện ngụ ngôn như thế này:

Ba thế hệ cùng sống dưới một mái nhà, bà mẹ đã già, không cử động được, đôi vợ chồng trẻ cảm thấy bà quả thực là một gánh nặng, liền quyết định đưa bà mẹ già mang lên núi để đẩy bà xuống vực sâu.

Một đêm nọ, họ gọi đứa con trai cả cùng đi, họ “ủ mưu” sẽ để bà mẹ già vào một cái thúng tre lớn, rồi cùng khiêng vào núi.

Khi họ định chuẩn bị ném cái thúng xuống núi, đứa con trai đứng bên cạnh và nói: “Bố mẹ, bố mẹ đẩy bà nội xuống núi, nhưng cái thúng này bố mẹ hãy đừng vội vứt đi.”

Bố mẹ cậu bé cảm thấy rất kì lạ, liền hỏi đứa con trai: “Tại sao con lại muốn mang cái thúng về nhà?”

Đứa con trai ngây thơ, trả lời: “Đợi bố mẹ già đi, con cũng sẽ bỏ bố mẹ vào thúng, và đẩy xuống núi”. Hai vợ chồng nghe xong, giật mình hoảng hốt, lập tức dừng lại kế hoạch đó.

Con cái là tấm gương phản ánh hành vi và tính cách của cha mẹ, nếu bạn là một đứa con hiếu thuận với người lớn tuổi, đứa con của bạn cũng sẽ trở nên hiếu thuận, ngoan ngoãn, chúng sẽ nghe theo lời của bạn. Ngược lại, nếu bạn là người hẹp hòi, so đo tính toán, đối xử bất kính, thô lỗ với người lớn tuổi, vậy thì làm sao con cái bạn sẽ trở nên hiếu thuận được đây?

Cũng như câu nói: “Hôm nay bạn nuôi dưỡng cha mẹ, ngày mai con cái nuôi dưỡng bạn”. Trên hành, dưới thuận, quy luật nhân quả thực sự không bỏ qua một ai.

Cha mẹ trọng đức hành thiện sẽ có thể nuôi dạy nên những đứa trẻ biết phân biệt phải trái, đúng sai. Nếu cha mẹ buông lơi, không quan tâm đến con cái, thì rất dễ khiến con cái chỉ vì dục vọng ích kỷ, ham muốn của bản thân mà rẽ sai đường, kết quả là hại mình hại người.

Bởi vậy, trong quá trình nuôi dạy nên những đứa trẻ tài giỏi, cha mẹ trước tiên cần chú ý đến hành vi, lời nói của mình, như vậy mới có thể nuôi dưỡng nên những trẻ “thành nhân, thành danh”.

5

Thường xuyên oán hận, cãi vã

Trong “Chu Tử Gia Huấn” có viết: “Gia môn hòa thuận, tuy cơm không lành nhưng vẫn có thừa niềm vui”. Gia đình hòa thuận, dù nghèo khó đến mấy, nếu chăm chỉ thì sớm muộn gì cũng sẽ phát tài.

Có một câu chuyện thú vị về một cặp vợ chồng hẹp hòi, luôn cãi nhau về những điều nhỏ nhặt. Một ngày nọ, bà vợ nấu rất nhiều món ăn ngon, thuận tiện đi mua chút rượu để thêm phần vui vẻ, náo nhiệt.

Ai ngờ rằng, khi trở về nhà, bà vợ soi mình vào bể nước, bèn nhìn thấy bóng dáng của một người phụ nữ. Bà vợ thấy vậy bèn vô cùng tức giận, nói với ông chồng rằng, bà đã nhìn thấy bóng dáng của một người phụ nữ lạ trong nhà. Sau đó, bà đã không ngần ngại mắng nhiếc ông chồng.

Ông chồng không biết chuyện gì đang xảy ra, bối rối chạy đến, nhìn vào bể nước, lại nhìn thấy bóng dáng của một người đàn ông. Ông cũng không kiềm chế được cảm xúc, phẫn nộ và lớn tiếng: “Vậy hình dáng của người đàn ông lạ kia là ai? Cô thực sự là một người vợ tồi tệ, cô sao có thể làm một chuyện thất đức như vậy, cô nói đi, cô giấu người đàn ông này ở đâu?”

Cả hai không chịu nhường nhịn nhau, rồi bắt đầu tranh luận, cãi vã, kì thực, hai cái bóng đó là của chính họ, chứ không phải của ai khác.

Oán giận và tranh cãi, giống như một liều thuốc vậy, nó sẽ xen kẽ vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống. Một khi uống nhầm, thì sẽ khiến bản thân và người khác bị tổn thương.

“Chu Tử Gia Huấn” có viết: “Trong nhà chớ nên tranh kiện, nếu không sẽ có tất kết cục chẳng lành. Ra đời chớ có nói nhiều, nhiều nói ắt sẽ sơ thất“.

Một gia đình, nếu cãi vã và tranh luận nhiều, thì họa loạn sẽ không còn xa. Có câu: “Gia hòa vạn sự hưng, bởi vì gia đình hòa thuận, người trong gia đình mới hòa hợp với nhau, mà nhân hòa thuận thì khắp nơi sẽ có quý nhân phù trợ, khó mà không thể phát tài”.

Gia huấn của Tư Mã Quang nói: Tích tiền cho con cháu, con cháu chưa chắc đã giữ được. Tích sách cho con cháu, con cháu chưa chắc đã đọc được. Chi bằng tích đức cho con cháu, chúng sẽ được hưởng phúc lâu dài.

Cha mẹ bất kính với thầy cô, sẽ không có con ngoan

Ngoại trừ cha mẹ ra, giáo viên chính là người duy nhất trên thế gian này luôn hy vọng chúng ta thành danh, đạt được mục tiêu trong cuộc sống.

Càng là người có tu dưỡng, sự nghiệp thành công, tiền đồ sáng sủa quang minh, thì càng biết cách “tôn Sư trọng Đạo”, còn những người không làm nên được thành tựu gì lớn lao, không chịu học hỏi, thì thường sẽ không biết ơn và kính trọng thầy cô, những người góp phần dưỡng dục chúng ta nên người.

Đối với con trẻ ở độ tuổi đi học mà nói, phần lớn thời gian là ở trên trường dành cho giáo viên và các bạn cùng lớp. Nếu phụ huynh không tôn trọng giáo viên, thậm chí phụ huynh không tôn trọng giáo viên của chính mình, vậy thì con cái của họ cũng dần bị ảnh hưởng bởi cách “giáo dục” này.

Kết quả là, trên con đường trưởng thành không ai thúc đẩy sự phát triển của con trẻ, bởi vậy nên rất khó thành tài, không thể tạo dựng nên điều gì lớn lao.

Một giáo viên có kinh nghiệm đều biết rằng: “Một học sinh, chỉ cần có lòng tôn trọng với thầy cô, hiếu kính cha mẹ thì sẽ không khó để “chuyển hóa” chúng. Ngược lại, nếu một học sinh không coi cha mẹ, giáo viên ra gì, thì quả thực là “vô phương cứu chữa”, rất khó có thể hóa độ.

Điều ác nhỏ không thay đổi, cuối cùng sẽ trở thành điều ác lớn. Việc thiện nhỏ không tích, thì sẽ khó tích được đại đức. Không tôn trọng giáo viên, không khiêm tốn học hỏi, vậy thì làm sao có thể trở thành một đứa trẻ có triển vọng, có tương lai sáng lạn?

Phẩm chất ưu tú và xuất sắc của đứa trẻ, không phải sinh ra đã có sẵn, mà là thông qua thời gian sẽ thay đổi một cách vô tri vô giác, chính là trong quá trình chúng quan sát từng hành động và lời nói của cha mẹ, từ đó thấm nhuần vào tâm hồn đứa trẻ.

“Bạn là người như thế nào, con bạn sẽ là người như thế”, một ngôi trường có danh tiếng lớn đến đâu, cũng không sánh bằng cách giáo dục của cha mẹ đối với con cái, bởi cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái.

Muốn giáo dục người khác, trước tiên hãy giáo dục chính mình.

Trong quá trình nuôi dạy con, mỗi ông bố bà mẹ hãy trở thành những bậc phụ huynh thông thái, khiến bản thân mình trở nên tốt hơn, đề cao phẩm cách, sự tu dưỡng của chính mình, bảo trì nguyên tắc, mở rộng khuôn mẫu, thì những đứa trẻ của chúng ta sẽ có môi trường tu dưỡng lý tưởng, trở nên ưu tú, xuất sắc hơn.

chia sẻ bài viết
Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo