Giải quyết vụ án mạng qua tiếng khóc của người quả phụ

06:12, Thứ tư 07/03/2012

( PHUNUTODAY ) - Tin đồn về một vụ án mưu hại chồng đang được một vị quan phụ mẫu bất chấp nguy hiểm tiến hành điều tra để rửa nỗi oan khuất cho người xấu số đã nhanh chóng lan truyền...

Tin đồn về một vụ án mưu hại chồng đang được một vị quan phụ mẫu bất chấp nguy hiểm tiến hành điều tra để rửa nỗi oan khuất cho người xấu số đã nhanh chóng lan truyền, một truyền mười, mười truyền trăm, lan xa mãi.

Vào ngày tiến hành thẩm tra, cả ngàn người đến xem chật cứng cả con ngõ nhỏ. Nhưng khi đào quan tài lên và mở nắp ra, người ta thấy cơ thể người chết hầu như chưa bị thối rữa, cũng chẳng thấy có vết thương nào trên người.

 Nhiều người đến xem đã hét lên rằng Lương Công chỉ làm trò bịa đặt, còn mắng nhiếc Lương Công là miệng lưỡi nói yêu dân như con, nhưng thực tế đâu phải vậy.

 Họ còn vu cho Lương Công tội tư thông với các quan ở Sơn Dương để làm nhục thân chủ của người chết. Người ta không cho Lương Công khám xét nữa. Người vợ quỷ quái còn đòi bắt giữ Lương Công, đổ tiếng xấu cho ông là gây thêm đau khổ cho người đã chết.

Tiếng khóc bất thường của người quả phụ

Lương Công sinh ra ở Tể Phụ Ninh, làm tới chức Thượng lý bộ hình, đời Thanh. Một hôm trên đường tới yết kiến Thái thú, khi đi qua ranh giới ấp Sơn Dương thì đột nhiên ông nhìn thấy một phụ nữ mặc áo tang trắng, tay cầm một cành dương đang đi, vẻ như cô ta đang chịu tang.

Lúc đầu Lương Công cũng không để ý, nhưng khi một con gió thổi tới thốc cái váy của cô ta lên, làm lộ ra chiếc quần lót màu đỏ trông rất khêu gợi khiến Lương Công đâm nghi ngờ và quyết định đi theo.

Đi được một hồi, ông thấy cô ta tới gần một ngôi mộ thắp hương, vật vã than khóc thảm thiết, nhưng nghe kỹ ra thì tiếng khóc không bi ai gì, mà có vẻ như rất vô tình.

Một cơn gió thổi đám vàng hương khiến cho cô ta hoảng loạn, lại lầm rầm khấn vái. Lương Công càng sinh nghi tiếp tục đi theo cô gái về tận nhà, mới biết người chết chính là chồng cô ta.

Qua dò hỏi Lương Công được biết, chồng cô gái tự nhiên mà chết chứ chẳng ốm đau bệnh tật gì, tuy cái chết rất đáng nghi nhưng chẳng ai làm gì được.

Lương Công quên cả mệt nhọc, quyết tìm ra sự thật. Ông dò hỏi thì biết cô gái kia chẳng phải là người đoan chính gì nên càng thấy có cơ sở nghi hoặc.

Tuy đường sá đến ấp này rất xa xôi, phải đi mất hàng trăm dặm, nhưng Lương Công không ngại vất vả, quyết tìm ra chân tướng sự việc.

Sau khi tới yết kiến Thái thú sở tại, ông bèn mang những chuyện mắt thấy tai nghe nói cho Huyện lệnh Sơn Dương biết. Nhưng vị quan này chẳng mấy khi hỏi han tới việc của dân, ông ta chỉ lo những chuyện như thế sẽ làm ảnh hưởng tới thanh danh của mình mà thôi.

Thế nên khi Lương Công nói, ông ta cười khẩy và còn cho rằng Lương Công là người không hiểu việc. Lương Công bực lắm liền quay lại bẩm báo với Thái thú, chẳng ngờ Thái thú cũng hệt như vị quan huyện. Ông ta nói rằng việc ở Sơn Dương, Lương Công không cần phải bận tâm.

Lương Công càng bực hơn. Ông bèn đến nhờ cậy một người quen cũ đang làm Tiết tướng ở đây. Tiết tướng phủ ở Giang Thùy là Tôn Công nghe Lương Công trình bày sự việc, biết bạn mình là người rất thương dân, Tôn Công liền hỏi:

- Ngài rất tận tụy với công việc, quả là một vị quan tốt của dân. Nhưng người chết đã lâu rồi, chứng cứ lại chẳng có gì, vậy muốn làm cho rõ thì phải bắt đầu từ đâu đây?

Lương Công trình bày:

- Theo những gì tôi nhìn thấy, hẳn là có chuyện mưu hại chồng. Tôi muốn làm rõ thì phải mời Huyện lệnh Sơn Dương cùng quan lại và chức sắc sở tại tới khám nghiệm lại tử thi. Xin cho hạn một tháng tôi sẽ tìm ra chân tướng sự việc.

Tôn Công băn khoăn:

- Đào quan tài lên để khám nghiệm lại tử thi, về tình mà nói thì quả là một trọng tội. Chẳng phải chuyện chơi đâu. Nếu không phát hiện ra chứng cứ gì thì phải ăn nói làm sao với người ta đây?

Lương Công khảng khái nói:

- Nếu hết thời hạn mà không tìm ra được, tôi xin chịu tội.

Tôn Công mừng vì ý chí của Lương Công và hiểu rằng hẳn Lương Công đã tính toán kỹ rồi.

Tin đồn về một vụ án mưu hại chồng đang được một vị quan phụ mẫu bất chấp nguy hiểm tiến hành điều tra để rửa nỗi oan khuất cho người xấu số đã nhanh chóng lan truyền, một truyền mười, mười truyền trăm, lan xa mãi.

Vào ngày tiến hành thẩm tra, cả ngàn người đến xem chật cứng cả con ngõ nhỏ. Nhưng khi đào quan tài lên và mở nắp ra, người ta thấy cơ thể người chết hầu như chưa bị thối rữa, cũng chẳng thấy có vết thương nào trên người.

Nhiều người đến xem đã hét lên rằng Lương Công chỉ làm trò bịa đặt, còn mắng nhiếc Lương Công là miệng lưỡi nói yêu dân như con, nhưng thực tế đâu phải vậy. Họ còn vu cho Lương Công tội tư thông với các quan ở Sơn Dương để làm nhục thân chủ của người chết. Người ta không cho Lương Công khám xét nữa.

Người vợ quỷ quái còn đòi bắt giữ Lương Công, đổ tiếng xấu cho ông là gây thêm đau khổ cho người đã chết. Đứng trước sự phẫn khích của dân chúng, Lương Công phải nghiêm sắc mặt lại mà rằng:

- Ta là mệnh quan của triều đình, thấy sự việc còn có điểm nghi ngờ nên phải kiểm tra lại, nếu quả thật là không có chuyện gì, thì theo Quốc pháp, ta cũng phải chịu như thứ dân. Chứ còn không ai được phép lăng nhục mệnh quan triều đình.

Tôn Công thấy chuyện như vậy cũng quở trách:

- Ta đã khuyên ngài hãy chờ đợi ít lâu, chớ vội manh động, nay hậu quả ra sao đây?”

Nhưng Lương Công là người biết kiềm chế, không hề nhụt chí, quyết không cam chịu thất bại. Ông nhắc lại rằng, nếu hết thời hạn một tháng mà không làm sáng tỏ vụ việc, ông sẽ chịu tội. Trước tình hình đó, cả hai người là Lương Công và Tôn Công rõ ràng như đang cưỡi trên lưng hổ. Nhưng Tôn Công vẫn động Viên Lương Công:

- Việc đã tới nước này rồi, nếu tới hạn mà không làm rõ được thì ta không biết phải làm gì với ngài đây?

Tìm ra manh mối vụ án trong lần ghé trọ

Lương Công ra về, vẫn bình thản như thường. Ông tích cực đi dò hỏi khắp nơi nhưng vẫn chẳng có kết quả gì cả.

Cuối cùng ông phải đóng giả làm một tiểu thương để dò xét khắp vùng xung quanh. Khi đó hoàng hôn đã xuống, khói bếp từ các nhà tỏa lên. Lương Công cố đi thêm vài dặm nữa rồi dừng chân tại một ngôi làng.

Ngôi làng này chỉ thấy chỉ lơ thơ vài mái nhà tranh, ánh lửa chập chờn lọt qua kẽ vách. Ông bước tới một ngôi nhà nhỏ, đẩy cửa bước vào và nhìn thấy một bà lão đang ngồi khâu vá. Bà lão vội đứng lên hỏi khách từ phương nào tới, Lương Công liền đáp:

- Ta là thương nhân trên đường đi buôn bán, ít qua lại vùng này. Hôm nay tới đây thì gặp trời tối, mà còn cách nhà trọ xa quá, lại nghe đồn vùng này ban đêm hay có trộm cướp, vậy phiền bà lão cho nghỉ nhờ đêm nay có được không? Tiền bạc hết bao nhiêu tôi xin gửi lại đầy đủ.

Bà lão nhận thấy vẻ chân thành trong lời nói của Lương Công bèn cất tiếng:

- Tiền bạc ư? Già này không cần tiền bạc. Nhưng con trai của già không phải là người dễ tính. Bình thường, những người buôn bán qua đây nó đều không chịu cho ngủ nhờ. Chẳng thà nói trước cho ông biết còn hơn.

Nói đoạn, bà lão dẫn Lương Công tới gần lò sưởi ở giữa nhà, chỉ cho ông chiếc giường cạnh đó. Lương Công cảm ơn bà và nói được như thế này là tốt lắm rồi.

Vào khoảng canh ba, bỗng thấy có tiếng gõ cửa rất gấp, Lương Công nghĩ chắc là người con trai bà lão trở về. Lại nghe thấy tiếng anh này đi tìm lửa đốt đèn, rồi ngồi ăn cơm trước lò và tiếng nói của bà lão rất nhỏ:

- Ở gian bên cạnh có khách là thương nhân, thấy người đó có vẻ lương thiện nên mẹ đã cho ngủ nhờ đấy.

Người thanh niên cầm ngọn đuốc sang soi thấy có người thật, cười rằng:

- Nếu là bậc quân tử, sao mẹ không cho họ ngủ trên chiếc giường sạch sẽ?

Nói đoạn, người thanh niên gọi Lương Công dậy. Thấy người thanh niên vẻ mặt lương thiện, Lương Công hỏi han vài câu, cảm ơn sự giúp đỡ của gia chủ rồi lại nằm cuộn tròn bên bếp lò. Một lúc sau, Lương Công thấy bụng sôi ùng ục, cảm giác rất đói, nhưng cố chịu.

d
Ông thường nói rằng nếu không có người em kết nghĩa, thì ông không có danh tiếng này. (ảnh minh họa)


Còn người thanh niên lại mang rượu thịt ra mời ông rất thân tình. Lương Công thấy anh ta có vẻ phóng khoáng bèn nhận lời cùng ăn, vừa ăn vừa hỏi anh ta làm nghề gì. Nhưng anh ta cứ ấp úng không nói. Lương Công thấy vậy bảo rằng:

- Ta là thương nhân, cũng biết là nhập gia phải tùy tục, nay tới đây lại làm phiền tới anh. Tuy mới tới đây, nhưng đã nghe được chuyện về Lương Công, chẳng hay ông ta là người như thế nào?

Người thanh niên nói:

- Xin ông hãy thận trọng cho. Ông ấy là người yêu dân như con, nhưng nay đã gặp họa rồi. Ông không nghe thấy chuyện vụ án gần đây ở Sơn Dương ư? Lương Công rất chân thành, muốn tìm ra chân tướng sự việc, nhưng lại rơi vào dòng nước đục. Ông ta mãi không dò ra manh mối gì của vụ án, nay như người cưỡi trên lưng hổ rồi.

Nghe thấy vậy, Lương Công khích thêm vào:

- Nghe cũng thật hay nhỉ. Người ta còn bảo ông Lương ấy cứ thích gì là làm nấy, sinh ra đeo họa vào thân. Vụ án ấy chắc đến nay vẫn chẳng có gì tiến triển cả. Nay nghe anh nói có vẻ như người chết bị chết oan phải không? Lưới trời lồng lộng làm sao mà thoát được.

Anh thanh niên im lặng chẳng nói gì, cứ ăn uống như thường. Lương Công cũng không dám giục, bởi nếu nói không khéo sẽ hỏng việc.

Lại sợ rằng, nếu anh ta có liên quan đến vụ án mà mình lại nói trắng ra, chắc rằng sẽ chẳng tìm ra được manh mối gì cũng nên. Sau đó, Lương Công nói rằng mình đã chuếnh choáng hơi men, và cũng đã no nên xin phép đi nằm.

Sau khi vào chỗ ngủ, vài phút sau là Lương Công cất tiếng ngáy rất to. Nhưng thực ra là ông chỉ giả vờ ngáy mà thôi, nhằm làm cho hai mẹ con người thanh niên nghĩ rằng ông không để ý gì đến chuyện vụ án đó nữa. Hôm sau thức dậy, Lương Công nói với người thanh niên:

- Tôi là người đi đây đi đó nhiều, gặp cũng lắm người, nhưng chưa có ai chân thành, thẳng thắn như anh. Tôi như gặp lại cố nhân. Vậy tôi không dám đường đột, nhưng cũng mạnh dạn mạo muội kết nghĩa huynh đệ với anh, liệu có được không?

Người thanh niên tỏ ý đồng tình. Hai bên bèn thắp hương làm lễ kết nghĩa anh em. Lương Công tiếp tục nói chuyện, rồi như vô tình nhắc tới vụ án, thì bất ngờ anh thanh niên nói:

- Vụ án tối qua em nói chưa tới hồi kết đâu, vẫn chưa tuyên án được. Nay không biết anh còn có hứng nghe nữa không nhỉ?

Lương Công làm ra vẻ giận:

- Hai chúng ta đã kết nghĩa anh em rồi, cái gì cũng phải chia sẻ chứ. Nhưng chuyện đó thì có liên quan gì tới anh? Chỉ riêng việc chú cứ úp úp mở mở, chắc là chẳng giữ được bí mật. Hóa ra anh lại nhìn nhầm người rồi ư? Nếu vậy thì xin cáo từ thôi.

Nói đoạn, Lương Công đứng dậy đi ra cửa. Anh thanh niên kia vội xin lỗi và nói:

- Em ăn nói không ra gì. Việc đó có quan hệ rất lớn, em cũng không dám nói cho ai nghe. Nhưng đã là anh em, em dám nói hết ra, chỉ mong anh giữ bí mật cho.

Sau đó anh ta hạ cánh cửa xuống, kéo Lương Công vào cười mà nói rằng:

- Anh hỏi em làm nghề gì, quả là em không dám nói ra. Hôm nay gặp anh, nhìn ánh mắt em, không biết anh cho em là loại người nào đây?

Lương Công đáp:

- Là người quang minh lỗi lạc, rất có nghĩa khí hào hiệp, chẳng phải loại võ biền.

Người thanh niên đáp:

- Đâu dám. Hằng ngày em chỉ chuyên trộm cắp mà thôi. Nhưng là người trộm cắp có nghĩa khí, chỉ lấy cắp những tài sản bất nghĩa của kẻ khác, không lấy của những người nghèo khổ. Mấy hôm trước, em nghe tin ở Sơn Dương có một nhà đã nuốt không của người khác cả trăm lạng vàng.

Rất may em có dịp tới đó, định làm một mẻ, nhưng số đen là lại vào nhầm nhà người khác. Khi em vào tới sân, ngó qua khe cửa thấy trong nhà có một đôi trai gái đang ngồi uống nước với nhau có vẻ rất quấn quýt.

 Đúng lúc ấy thì nghe có tiếng gõ cửa, người phụ nữ vội vàng thu dọn cốc chén giấu đi, còn người đàn ông đột nhiên biến đâu mất tăm.

 Rồi em nhìn thấy một người đàn ông loạng choạng như say rượu bước vào phòng, anh ta lăn kềnh xuống giường. Thế rồi chẳng nghe thấy tiếng động gì nữa.

Một lúc lâu sau, người đàn bà nọ lại gọi người đàn ông ban đầu tới. Tay hắn ta cầm một cái đinh to và đến ngay bên giường của người đàn ông bị say, dùng búa đóng mạnh chiếc đinh vào đầu người đó.

Người say kia lăn lộn, ú ớ một lúc rồi chẳng cử động được gì nữa. Em nhìn cảnh đó mà người lạnh toát, lập tức tìm đường lủi ra ngoài. Chẳng bao lâu sau, em nghe tiếng người phụ nữ khóc nức nở, tiếng khóc rung cả mái nhà. Láng giềng vội chạy tới, em bèn lẩn vào đám đông.

Người phụ nữ kia khóc lóc kể rằng chồng bà ta bị đột tử. Lúc đầu em định vạch rõ mưu gian của ả đàn bà kia để rửa hận cho người chết, nhưng lại sợ như vậy thì người ta sẽ biết rõ em là kẻ trộm cắp nên đành phải ngậm miệng.

Mấy hôm trước, khi có quan trên đến kiểm tra tử thi, em đã biết rõ hung thủ. Em đứng gần đó, đưa ngón tay giữa ra làm ký hiệu, nhưng khi nha dịch khám nghiệm đến phần tóc ở đầu thì lại thấy họ xướng lên là “không có vết thương nào”.

Lúc đó em rất bất bình, muốn đứng ra vạch trần chân tướng sự việc nhưng rồi lực bất tòng tâm, không rửa hận được cho người chết.

Quả ngạn ngữ nói chẳng sai “có tiền mua tiên cũng được”, em có năng lực gì mà cứu vãn được? Nay anh em ta tuy là hai người, nhưng cũng chỉ là “châu chấu đá xe” thôi. Một khi không làm sáng tỏ được, sợ những vụ em trộm cắp từ lâu mà bị họ phát giác thì nguy cho em lắm. Chuyện hôm nay em kể cho anh nghe thế thôi.

Sáng hôm đó, Lương Công vội đi, không cả kịp từ biệt gia chủ. Ông tới yết kiến Tôn Công, mong Tôn Công điều tra lại vụ án ở huyện Sơn Dương. Tôn Công đồng ý và cho khám nghiệm lại tử thi. Người đến xem rất đông, tin tức lan truyền nhanh hơn cả lần trước.

Khi khám nghiệm lại tử thi quả nhiên phát hiện ở đầu nạn nhân có một chiếc đinh rất to đóng vào bị tóc che lấp.

Tin về đôi gian phu dâm phụ lan ra, lúc đầu bọn chúng chối đây đẩy không chịu nhận tội. Nhưng sau đó người ta đã tiến hành thẩm vấn, chúng chẳng thể nào chối cãi được, phải khai ra từ đầu đến cuối.

Sau vụ án này, tiếng tăm của Lương Công nổi như cồn. Sau đó vài năm, ông được điều về Hoài Dương, đón hai mẹ con người em kết nghĩa vào phủ ở và hậu đãi họ. Ông thường nói rằng nếu không có người em kết nghĩa, thì ông không có danh tiếng này.

Hà Xa
 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc