Giám đốc bị phạt 500.000đồng vì quên đóng cửa phòng điều hòa

07:41, Thứ bảy 17/08/2013

( PHUNUTODAY ) - Tiền điện hàng tháng doanh nghiệp chị Dung phải trả là 19 triệu đồng. Cộng với tiền thuê văn phòng 20 triệu đồng/tháng trong điều kiện kinh tế khó khăn khiến lãnh đạo công ty phải ra kỷ luật thép.

(Đời sống) - Trong khi công sở nhà nước được hưởng sung sướng, có thể đắp chăn giữa trời nóng 40 độ C thì nhiều nhân viên làm khối công ty tư nhân lại gặp nhiều phiền toái với chiếc điều hòa nhiệt độ.
Quên đóng cửa phạt 300 nghìn đồng
 
"Cả tháng đi làm lương được 5 triệu thì bị phạt mất 500 nghìn đồng vì quên không đóng cửa và ngắt aptomat khi rời văn phòng" - chị Nguyễn Thị Dung nhân viên công ty cổ phần IDC cho biết. Theo chị Dung, công ty của chị về mùa hè rất nhiều người bị phạt vì quên không đóng cửa phòng khi điều hòa đang chạy.
 
Mỗi tháng, cả công ty có 11 nhân viên cộng theo 11 cái máy tính và mỗi phòng một chiếc điều hòa cỡ lớn. Tiền điện hàng tháng doanh nghiệp chị Dung phải trả là 19 triệu đồng. Cộng với tiền thuê văn phòng 20 triệu đồng/tháng trong điều kiện kinh tế khó khăn khiến lãnh đạo công ty phải ra kỷ luật thép.
 
Theo quy định, nhân viên công ty ra khỏi phòng mà quên không đóng cửa lần đầu nhắc nhở, lần thứ hai sẽ bị phạt. Giám đốc, trưởng phòng quên phạt 500 nghìn đồng, nhân viên phạt 300 nghìn đồng. Khi về quên không tắt máy tính sẽ bị phạt 200 nghìn đồng. Người rời cuối khỏi văn phòng không ngắt aptomat sẽ bị phạt 100 nghìn đồng. Quên tắt điện nhà vệ sinh 50 nghìn đồng.
 
Ban đầu, khi nghe quy định này, nhiều người bức xúc cho rằng công ty tận thu của nhân viên. Nhưng khi đi vào thực tế, mọi người đều phải có ý thức tiết kiệm điện. Thậm chí, mỗi tháng tiền điện thoại công ty chỉ hoạch định gọi trong nội mạng. Ngoại mạng sẽ phải gọi qua phòng hành chính. Dù là bất tiện, nhưng việc này cũng cấm nhân viên có thể nầu cháo điện thoại.
 
Mùa hè năm nay, kỷ luật thép được thực hiện nên tiền điện so với năm ngoái giảm từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Không chỉ vậy, cả công ty của chị Dung có ý thức hơn trong việc ra vào đóng cửa. Thậm chí, sếp của chị cũng bị phạt hai lần vì đóng cửa không đúng cách khiến hơi nóng vào, tăng công suất điều hòa. Ngoài ra, điều hòa trong phòng luôn để ở mức 28 độ C. Đến thời điểm này, toàn công ty của chị đều thoải mái với quy định này.
 
"Việc sử dụng điện văn minh, tiết kiệm giúp mình có ý thức tiết kiệm điện ở mọi nơi, mọi lúc chứ không gì riêng ở công ty của mình nữa. Dù lúc đầu mọi người khó chịu vì động đến túi tiền của mình, nhưng hết mùa hè rồi mọi người lại cảm thấy tự hào vì có quy định đó", chị Dung tự hào.

 

Ở cơ quan tư nhân, không có chuyện nhân viên ngồi điều hòa làm nội trợ cho gia đình
cơ quan tư nhân, không có chuyện nhân viên ngồi điều hòa làm nội trợ cho gia đình
 
Chúng tôi đến một văn phòng công ty tư nhân có mặt bằng 6 tầng. Cả tòa nhà sử dụng thang máy. Tuy nhiên, công ty này có chính sách tiết kiệm điện khá tốt. Văn phòng được bố trí phù hợp với công suất sử dụng của công việc. 
 
Lúc đầu, bước vào thang máy nhân viên bảo vệ hỏi "bạn lên tầng mấy?" Nếu lên tầng 2, tầng 3, nhân viên bảo vệ sẽ chỉ đường cho khách đi cầu thang bộ để giảm chi phí điện năng cho thang máy. Ngoài ra, nhân viên của công ty đi lại trong phạm vi tầng thấp họ sẽ chạy cầu thang bộ vừa thể dục lại tiết kiệm được khoản điện năng cần thiết.
 
Nhắc nhở tiết kiệm điện năng ngay từ đầu
 
Còn anh Vũ Văn Minh - Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông Hoàng Gia Minh lại có cách tiết kiệm điện rất hay. Anh cho biết rút kinh nghiệm từ ngày đi làm ở Tổng cục du lịch, văn phòng anh lúc nào cũng mát lạnh, tiền điện độn lên cao ngất ngưởng. Khi về mở công ty riêng, anh chọn thuê diện tích văn phòng phù hợp với nhân viên 8 người và sử dụng tối đa công suất của quạt trần. Phòng làm việc 25 m2, anh lắp điều hòa 12000 BTU. Anh cố gắng làm kín mọi chỗ để khỏi lãng phí điện. Anh sử dụng trần vách và vật liệu cách nhiệt tốt để không bị tỏa nhiệt. Đối với thiết bị điện, anh chọn máy tính xách tay trang bị cho nhân viên. Bóng đèn luôn được lau chùi để tăng độ sáng khi bật đèn.
 
Cùng một văn phòng làm việc với thời gian và định mức sử dụng như nhau, đem hóa đơn tiền điện của anh so với văn phòng của bạn anh chỉ có 3 người làm việc thì hóa đơn công ty anh chỉ bằng 2/3 của họ.
 
Theo anh Minh "mình nên nhắc nhở nhân viên việc tiết kiệm điện là văn minh chứ không phải ki bo. Nếu bàn bạc ngay từ đầu, mọi người sẽ thoải mái và có ý thức hơn trong việc tiết kiệm điện. Còn lãnh đạo công ty mà ỡm ờ không để ý, không thỏa thuận ngay từ đầu thì mọi người sẽ cho rằng mình nhỏ nhen".
 
Điều văn minh ở công sở nhà nước và công sở tư nhân chính là nhân viên làm việc hết hiệu suất mà vẫn hiệu quả. Nhắc đến chuyện văn phòng công sở nhà nước phải đắp chăn, anh Minh cười "ngày trước anh làm nhân viên ở Tổng cục du lịch anh cũng thừa hiểu tại sao lại có sự chênh lệch như thế. Chẳng ông nào bỏ tiền túi của mình ra để trả cho sự sung sướng của người khác".
 
"Đối với ở gia đình cũng thế, nếu mình tạo cho họ ý thức tiết kiệm điện ở công ty thì khi về nhà người ta cũng tự biết phải tiết kiệm điện ở gia đình. Nhiều người tôi thấy ở nhà họ lãng phí lắm, nhưng đi làm hợp môi trường người ta lại áp dụng quy định ở văn phòng cho nhà mình" - vị giám đốc trẻ cho biết.
  • Lâm An
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Tin nên đọc