Giật cô hồn là gì mà cả người giật và gia chủ đều vui thích?

11:36, Thứ tư 07/08/2024

( PHUNUTODAY ) - Hàng năm cứ đến Rằm tháng 7 Âm lịch thì người người nhà nhà đều cúng cô hồn, chúng sinh, những vong hồn lang thang không nơi lương tựa. Và cũng từ đó mà tục giật cô hồn (hay giựt cô hồn) xuất hiện. Vậy bạn có biết tháng cô hồn là gì?

1. Giật cô hồn là gì? 

Đây được xem là một văn hoá ở Sài Gòn vào mỗi dịp cúng cô hồn. Lúc này các gia đình sẽ có mâm cúng dành cho các âm hồn lang thang không người thờ cúng, đói khổ.

Mâm cúng thường có nhiều loại bánh, trái, thịt, tiền vàng mã, nhang hương... Giật cô hồn chính là hành động giựt đồ cúng lễ của gia chủ sau khi gia chủ cúng xong.

Mâm cúng cô hồn

Mâm cúng cô hồn

2. Giật cô hồn do đâu mà có?

Theo dân gian thì việc cúng cô hồn vào tháng 7 Âm lịch là để giúp đỡ, bố thí cho những linh hồn vất vưởng, đói khát, lang thang. Nên người ta quan niệm nếu mâm cúng cô hồn có người giật sẽ giúp gia chủ lấy đi những điều xui xẻo, điều không may sẽ bị t theo. Từ đó mà tục giật cô hồn ra đời.

3. Ý nghĩa của giật cô hồn

Ở nhiều nơi, việc cúng cô hồn và giựt rất linh đình và đông vui lên đến vài trăm người. Cách cúng cô hồn là nghi lễ rất được coi trọng trong tháng 7 Âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, cách cúng cô hồn phải được thực hiện đúng, để tránh rước vong vào nhà. Theo quan niệm càng nhiều người giật thì gia chủ càng hên, may mắn trong buôn bán.

Theo quan niệm càng nhiều người giật thì gia chủ càng hên, may mắn trong buôn bán.

Theo quan niệm càng nhiều người giật thì gia chủ càng hên, may mắn trong buôn bán.

Trong không khí ảm đạm của tháng cô hồn thì việc giật cô hồn trở thành một việc làm bầu không khí nhộn nhịp hơn hẳn, đặc biệt là với trẻ em, tục giật cô hồn luôn được các em yêu thích vì sẽ có thêm đồ ăn vặt. Hành động giựt cô hồn còn mong muốn để giúp đỡ trẻ em, các người nghèo khổ,mang ý nghĩa làm phước, tích đức, làm điều thiện.

Những lưu ý khi tổ chức giật cô hồn

Với gia chủ:

Thời gian thực hiện cúng cô hồn là vào buổi chiều tối bởi ban ngày ánh sáng và khí dương quá thịnh.

- Nên cúng cô hồn xong trước 12h đêm rằm tháng 7 Âm lịch.

- Đồ lễ cúng cô hồn tránh dùng đồ mặn như xôi, gà, lợn, bò... chỉ nên dùng hoa quả bánh trái, cháo trắng...

- Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi hướng cắm từ 3 - 5 - 7 cây hương.

- Thực hiện lễ cúng chúng sinh ở ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà.Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân và ngoài đường. Sau đó mới tiến hành đốt vàng mã.

Nếu người khác đã lấy được đồ thì mình không được giành giật, cướp lại.

Nếu người khác đã lấy được đồ thì mình không được giành giật, cướp lại.

Với người giật cô hồn:

- Sau khi gia chủ đã làm lễ xong mới tiến hành giật cô hồn.

- Nếu người khác đã lấy được đồ thì mình không được giành giật, cướp lại.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc