Những đối tượng giết người thân nỗ lực chứng minh tâm thần, người từng là quan chức vướng lao lý cũng bỗng dưng… phát điên.
Lạ lùng trọng phạm cứ ra tòa là… rối loạn thần kinh |
Giết con rồi nhận tâm thần
Như đối tượng Trần Mạnh Hà (32 tuổi, trú tại phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội), kẻ giết con đẻ mới 10 tháng tuổi một cách man rợ hồi cuối tháng 12/2012. Nghi ngờ không phải con đẻ của mình, và muốn dằn mặt vợ vì vợ đã bỏ nhà đi, Hà đã dìm chết con mình dưới nước sau đó cho xác cháu vào bao xi măng đem chôn sau nhà thờ và thuê thợ láng xi măng lên. Khi Hà bị tạm giam, gia đình có nói rằng Hà có biểu hiện thần kinh không ổn định. Đã không dưới hai lần gia đình đưa Hà đi Bệnh viện Tâm thần Trung ương ở Thường Tín. Tuy nhiên, sau đó Hà đều trốn về. Hiện Hà đang điều trị tâm thần tại Khoa Giám định pháp y tâm thần, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 (Thường Tín, Hà Nội)…
Trần Mạnh Hà giết con rồi bị tâm thần. Ảnh TPO. |
Mới đây, là trường hợp của Đặng Văn Khuyến (28 tuổi, ngụ Thừa Thiên - Huế) đã dùng mã tấu rượt đuổi và giết người yêu cũ ngay trước trụ sở công an phường 22 (quận Bình Thạnh, TP. HCM) vào chiều 13/4. Sau khi giết người yêu, Khuyến còn gọi điện cho người thân của nạn nhân tới nhận xác, sau đó về nhà lên facebook kể lại việc giết người yêu rồi ra đầu thú. Khi Khuyến bị tạm giam, bố mẹ Khuyến có nói với báo chí rằng Khuyến có biểu hiện tâm thần, nhiều lần bỏ nhà đi lang tháng, ngủ vật vờ trên xe máy, có lần nhảy sông nhưng không chết vì tự bơi vào bờ…
Cuối tháng 8/2012, Tẩn A Điền (SN 1990, ngụ bản Phiêng Đé, xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang) xuống tay giết vợ, khi bị bắt Điền cũng có biể hiện bị bệnh tâm thần hòng thoát tội. Trong tuần đầu mới bị bắt, Điền luôn miệng kêu gào những câu khó hiểu, với đủ thứ tiếng, không “dịch” nổi hắn định nói gì. Không những thế, có lúc hắn còn lúc cười sằng sặc, lúc lại vật đầu than khóc. Ngày 5/11/2012, Công an tỉnh Hà Giang đã tiến hành trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với Tẩn A Điền, kết quả cho thấy Điền hoàn toàn khỏe mạnh, minh mẫn. Cuối cùng Tẩn A Điền đã phải cúi đầu nhận tội. Vụ án đang chuẩn bị được đưa ra tòa xét xử.
Rạng sáng 17/10/2012, Trần Thanh Nhiên (SN 1979, trú huyện Ea H’leo, Đắk Lắk) đã dã man xuống tay chém nhiều nhát lên đầu, người vợ khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Sau khi giết vợ, Nhiên chốt cửa rồi cố thủ trong nhà hơn 30 phút, công an phải phá cửa xông vào khống chế đối tượng. Trong quá trình tạm giam và lấy lời khai Nhiên có nhiều bieeut hiện bất ổn về tâm lý, nên công an tỉnh phải đưa Nhiên đi giám định pháp y tâm thần.
Tương tự, Nguyễn Khắc Đại (36 tuổi) ở chung nhà với mẹ là bà Nguyễn Thị Phúc (78 tuổi) tại ấp Phú Nghị, xã Hoà Lợi, huyện Bến Cát, Bình Dương, chiều 17/6/2012, Đại xin mẹ tiền mua thuốc lá. Thấy con hút quá nhiều sẽ ảnh hưởng sức khoẻ, bà Phúc cằn nhằn từ chối. Bất ngờ, Đại chạy xuống bếp chụp lấy con dao phay chém nhiều nhát vào mẹ. Bà Phúc gục xuống tại chỗ.
Theo người thân và hàng xóm của Đại, bình thường, Đại chưa bao giờ anh ta gây gổ hay làm mất lòng ai, nhưng có biểu hiện không bình thường. Công an Bình Dương sau đó phải đưa Đại đi giám định tâm thần phục vụ công tác điều tra.
Quan chức ra tòa bỗng rối loạn cảm xúc
Không chỉ có giang hồ, trọm phạm mới hóa điên khi bị bắt, nhiều quan chức cũng bỗng dưng điên khi ra trước tòa, mới đây, chiều 11/3/2013, TAND TP. Hà Nội mở phiên xét xử bị cáo Trần Đức Mậu (57 tuổi, nguyên tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng thủy lợi 4, giám đốc Ban điều hành công trình thủy điện Sông Tranh 2) về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, khi vòi đối tác 500 triệu đồng “bôi trơn”.
Trần Đức Mậu được giảm án vì bị rối loạn hưng cảm. Ảnh: PL TP.HCM. |
Tại phiên xử, ông Mậu thừa nhận hành vi “vòi vĩnh” của mình. TAND Hà Nội xác định đây là một hành vi nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận. HĐXX xét thấy trước và trong suốt quá trình phạm tội, ông Mậu bị chứng bệnh “rối loạn cảm xúc”, hạn chế về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nên chỉ bị phạt 36 tháng tù.
Hay như nghi án hiếp dâm nhiều trẻ em của nguyên thượng sĩ Vũ Văn Quỳnh (24 tuổi) ở đội 9, xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng). Sau khi bị bắt tạm giam, khởi tố, Quỳnh được đưa đi giám định tâm thần tạ Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần TP Hải Phòng, kết quả là Quỳnh mắc bệnh tâm thần, cụ thể là loại bệnh rối loạn trong ưa chuộng tình dục… Và với kết luận này, Quỳnh đã thoát tội chỉ phải đi điều trị tâm thần bắt buộc.
Bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người đi xuất khẩu lao động với số chiếm đoạt hơn 13 tỷ đồng, tháng 5/2012, khi ra tòa, Lê Đăng Lưu (SN 1964) - nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Hợp tác đầu tư quốc tế (Định Công, Hà Nội) bất ngờ xuất trình giấy chứng nhận tâm thần. Khiên phiên tòa phải hoãn lại, và điều tra bổ sung. Tuy nhiên, trong quá trình đợi điều tra, lợi dụng việc được tại ngoại chữa bệnh, Lê Đăng Lưu đã bỏ trốn, đang bị truy nã.
Điều 13, chương III, Bộ luật Hình sự quy định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
- Phạm Thanh
[links()]