(Phunutoday) -Một lần nữa, ghen tuồng cuồng loạn trở thành mầm mống bi kịch, phá nát một gia đình đang yên ấm. Chỉ còn lại ánh mắt ngơ ngác trẻ thơ của đứa con mồ côi mẹ, bố đi tù không hẹn ngày về. Và nước mắt kẻ thủ ác đã rơi. Nhưng đã quá muộn màng…
Ngay khi Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh tuyên phạt bị cáo Lê Đăng Thụy (SN 1980, trú tại thôn 5, xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, Quảng Ninh mức án chung thân với tội danh “giết người”, tất cả những người tham dự đều đồng tình ủng hộ, cho rằng bản án tòa tuyên là thỏa đáng, xét xử đúng người, đúng tội đối với kẻ giết người máu lạnh.
Nhưng điều ám ảnh, day dứt nhất phiên tòa hôm đó là hình ảnh đứa con trai 5 tuổi của Thụy. Ánh mắt ngác ngơ, tội nghiệp của cháu với vành tang trắng trên đầu thờ mẹ và chứng kiến cảnh bố lên xe bít bùng, trở về trại giam và đối diện với bản án trước mắt, người ta không khỏi xót xa, thương cảm.
Vụ án xảy ra gần một năm về trước, đến giờ, người ta vẫn chưa hết bàng hoàng cho cái chết tức tưởi của người phụ nữ tên Nguyễn Thị Hường. Điều đáng nói, người ra tay dã man với chị chẳng phải ai khác mà chính là Lê Đăng Thụy, người chồng đầu gối tay ấp của chị gần chục năm trời. Chỉ một phút cuồng ghen mù quáng, Lê Đăng Thụy đã phế hoại quyền sống của người phụ nữ gã từng yêu thương, chiều chuộng.
Năm 2002, Thụy và Hường kết hôn với nhau, sống cuộc đời bình lặng, giản dị giống như những cặp vợ chồng khác. Vợ chồng trẻ, sức dài vai rộng cùng làm, cùng ăn chẳng mấy khi xích mích, to tiếng. Về cơ bản, láng giềng đều nhận xét đó là một gia đình trẻ thuận hòa, có ý chí cố gắng và vợ chồng biết yêu thương nhau. Nhưng kể từ khi cậu con trai nhỏ chào đời, gánh nặng gia đình đổ dồn thêm một nhịp. Muốn tạo dựng cho con tương lai đầy đủ nhất như chúng bạn, vợ chồng Thụy bàn nhau rời mảnh đất Hải Hà, ra Móng Cái mở cửa hàng tạp hóa, có điều kiện kiếm thêm thu nhập.
Đúng như người ta thường nói, Móng Cái là mảnh đất hái ra tiền, cái cửa hàng nhỏ nhỏ, xinh xinh của vợ chồng Thụy làm ăn khá thuận lợi, cuộc sống vợ chồng, con cái Thụy cũng bớt đi nhiều khó khăn. Ngày xưa nghèo khổ, vợ chồng túc tắc làm ăn sống qua ngày, cuộc sống tuy khó khăn một chút nhưng ấm áp tình cảm. Nay, dù vợ chồng Thụy kiếm ra nhiều tiền hơn, biết ăn ngon mặc đẹp hơn, nhưng cả hai đều không thể ngờ mầm mống bi kịch cũng bắt đầu nảy nở và đổ sụp xuống tổ ấm mà bấy lâu vợ chồng vun xới.
Từ trước đến giờ, Thụy biết vợ mình có được chút ít nhan sắc, từ thuở hàn vi, cô ấy đã xinh xẻo, dễ nhìn, được không ít người yêu mến, giờ, cuộc sống phong lưu hơn, Hường cũng biết làm đẹp hơn, thậm chí Hường còn biết cả cách đong đưa, liếc mắt với khách tới mua hàng. Thụy không ưa cái thói tí tởn ấy của vợ, và sau vài lần nhắc nhở, cảnh cáo nhưng Hường vẫn chứng nào tật nấy.
Bắt đầu từ tháng 10, vợ chồng gã bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn. Nhẹ là những trận cãi vã inh ỏi, quát nạt nhau cũng xuất phát từ cái thói lúng liếng của Hường. Nặng là những cuộc dượt đuổi vòng quanh quầy tạp hóa giống như mèo vờn chuột. Mâu thuẫn đỉnh điểm là Thụy nghe phong thanh có người rỉ tai gã rằng vợ gã đang cặp bồ với một người đàn ông làm ăn ở đó.
Máu nóng trong người bốc lên, mặt gã tối sầm lại, nuốt nước bọt ừng ực, vợ gã dám cả gan cắm sừng lên đầu gã, biến gã thành kẻ đại ngốc khờ khạo bị người ta chê cười bấy lâu mà không hề hay biết. Thay bằng việc đối thoại thẳng thắn với vợ, tìm câu trả lời chính xác về nỗi nghi hoặc trong lòng, hắn quy kết ngay lập tức chuyện vợ hắn ngoại tình là có thật. Thụy bắt đầu ủ mưu, hắn muốn trả thù, muốn rửa sạch nỗi nhục nhã vợ hắn khoác lên người.
Hơn một tháng ròng, thay bằng việc chuyên tu làm ăn, trong đầu tồn tại duy nhất một dòng suy nghĩ đó là tìm cách trả thù vợ. Nỗi ghen tuông điên loạn biến hắn thành một con người khác, phần quỷ dữ đã hoàn toàn ngự trị trong lòng gã.
Ngày 12.11.2010, Thụy lén lút đi mua một dây diện màu vàng dài hơn 5 met, một đầy dây có phích cắm còn đầu kia quấn vào một dây điện có đầu kim loại được bóc khỏi vỏ nhựa, lõi kim loại được bện bằng nhiều sợi, phần nối giữa đươc quấn bởi các đoạn băng dính để tránh không bị điện giật. Gã giấu biệt sợi dây điện vào thùng nhựa dưới bếp, đợi thời cơ ra tay hại chết vợ.
3 giờ chiều, 22.11.2010, cũng giống như mọi ngày, Hường tiếp tục công việc buôn bán của mình. Trong khi chị lúi húi bán hàng cho khách, Thụy đã bí mật “bài binh bố trận”, lấy dây điện đã chuẩn bị từ trước đó cắm vào ổ điện đầu giường. Sau khi khách hàng mua đồ xong, chị Hường trở về giường ngủ, định bụng đặt lưng thêm một chút, nào ngờ đó là lần cuối cùng chị được nằm bên vuốt ve cậu con trai yêu quý của mình. Vị trí Hường nằm giáp tường, cháu Lê Đăng Tùng nằm ở giữa, còn Thụy nằm phía ngoài. Sau khoảng 15 phút, thấy vợ đã ngủ, Thụy lấy dây điện, một đầu đã cắm sẵn vào ổ điện, dí vào mắt và miệng Hường. Dòng điện cực mạnh cùng với sự ra tay tàn độc của Lê Đăng Thụy, Hường chết ngay sau đó.
Sau khi gây án xong, Thụy bế thốc cậu con trai đang ngái ngủ và chạy lên đồi lẩn trốn. Gã bảo, sau khi gây án xong, nhìn chân tay vợ co quắp, vợ gã chết không nhắm được mắt, gã vừa tột cùng sợ hãi, vừa hối hận vô cùng, nhưng đầu óc bấn loạn, điều duy nhất hắn nghĩ được lúc đó là chạy trốn càng nhanh càng tốt trước khi mọi người phát hiện ra xác chết của vợ. Ngày hôm sau, Lê Đăng Thụy gọi điện cho anh Bùi Văn Hà (chồng của chị gái Hường) với lời lẽ run rẩy, hoang mang cực độ: “Anh xuống nhà em phá cửa, đem xác cái Hường đi chôn, còn em đi tự tử đây”. Sau đó, gã tắt điện thoại.
Nhận được tin sét đánh, anh Hà gọi điện cho Nguyễn Thị Hằng – em gái của Hường tức tốc xuống nhà xem thực hư lời thông báo của Thụy. Khi phát hiện xác chết của Hường trên giường ngủ, cô em gái yếu đuối chỉ còn nước khóc ngất, kêu gọi người cứu giúp. Nhìn bộ dạng của nạn nhân, những người chứng kiến hôm đó đều không khỏi xót thương cho người bị hại và căm phẫn kẻ giết người man rợ, mất hết nhân tính.
Sau khi gây án, Thụy dắt con trai trốn lên đồi lẩn trốn. Khi đi, gã không mang theo bất cứ thứ gì, đến khi đói quá không chịu được và cậu con trai khóc ngằn ngặt đòi mẹ, Thụy điện cho em trai là Lê Đăng Thái cầu cứu. Hắn khóc lóc qua điện thoại, thú nhận mình đã giết chết Hường, bản thân không còn đường thoái lui nữa, hắn đang bế tắc và chỉ có duy nhất một tia hi vọng cuối cùng, đó là dùng chính con ruột mình làm con tin. Thụy nhờ Thái mua 2 gói bánh, 4 chai nước mang lên đồi ở xã Quảng Minh và dặn không được cho ai biết, nếu để lộ, Thụy sẽ giết chết con trai Lê Đăng Tùng, rồi tự sát.
Trong suốt 2 ngày ở bên người cha tội lỗi, cháu Tùng ngây thơ không hề hay biết người cha ấy vừa cướp đi mẹ của cháu bằng thủ đoạn vô cùng tàn độc. Cháu thắc mắc hỏi bố tại sao hai bố con không về nhà với mẹ, mà ở trên đồi làm gì. Thụy hết quát mắng, cấm con trai hỏi han, lại quay sang ôm ghì nó vào lòng, khóc lóc như kẻ điên loạn. Thằng bé không hiểu gì, sợ hãi không dám hỏi bố thêm bất cứ câu gì.
3 giờ chiều, 24.11.2010, sau khi xác định được mục tiêu lẩn trốn, lực lượng chức năng nhận định: Lê Đăng Thụy đang trong tình trạng bị kích động, tâm lý không ổn định, sẵn sàng gây hấn khi phát hiện bị vây bắt, đồng thời trong tay hắn còn có cháu Lê Đăng Tùng – con đẻ và cũng chính là con tin của hắn. Việc đảm bảo an toàn cho cháu Tùng là tối cần thiết.
Công an TP Móng Cái phối hợp với Công an huyện Hải Hà và Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức vây bắt Thụy và giải cứu cháu Tùng. Nhưng, do địa hình hiểm trở cùng với đầu óc lọc lõi của con thú cùng đường, Thụy đã lẩn trốn trước khi công an ập tới và lực lượng chức năng chỉ giải cứu được cháu Tùng.
Biết rõ tội danh của mình, nhưng không dám đối diện với bản án của Pháp luật, Lê Đăng Thụy uống thuốc sâu tự tử ở trên đồi nhưng hắn được phát hiện kịp thời và đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Hải Hà. Khi tỉnh lại ở bệnh viện Hải Hà, hắn lớn tiếng chửi bới những người vừa giành lại hắn từ bàn tay tử thần. Hắn gào thét: “Tại sao không để tôi chết đi. Giết người thì phải đền mạng”. Tội của hắn đã rõ rành rành, có điều, Lê Đăng Thụy phải đối diện với bản án nghiêm khắc của Pháp luật và bản án lương tâm của lòng người, đâu có thể tìm đến cái chết để gột rửa tội lỗi.
Những ngày trong trại tạm giam, Lê Đăng Thụy nửa tỉnh nửa mê, lúc hắn ngồi trầm tư không mấp máy nửa câu, khi ú ớ, la hét, sợ hãi nhớ về buổi chiều kinh hoàng mà bàn tay hắn kí bản giao kèo với quỷ dữ, giết chết người vợ hắn từng yêu nhất mực. Hắn thương con trai hắn, mồ côi mẹ, bố đi tù không hẹn ngày về, chắc chắn lớn lên sẽ khuyết thiếu tình cảm của mẹ cha, nhưng giá như hắn lường trước được hậu quả tang thương của ngày hôm nay, có lẽ phút cuồng ghen ấy đã được hóa giải bằng một cuộc trò chuyện thẳng thắn giữa hai người từng nên nghĩa vợ chồng, thay bằng một dây điện và cái chết tức tưởi của người phụ nữ đi cùng hắn những năm tháng hàn vi nhất cuộc đời.
Ngay khi Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh tuyên phạt bị cáo Lê Đăng Thụy (SN 1980, trú tại thôn 5, xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, Quảng Ninh mức án chung thân với tội danh “giết người”, tất cả những người tham dự đều đồng tình ủng hộ, cho rằng bản án tòa tuyên là thỏa đáng, xét xử đúng người, đúng tội đối với kẻ giết người máu lạnh.
Nhưng điều ám ảnh, day dứt nhất phiên tòa hôm đó là hình ảnh đứa con trai 5 tuổi của Thụy. Ánh mắt ngác ngơ, tội nghiệp của cháu với vành tang trắng trên đầu thờ mẹ và chứng kiến cảnh bố lên xe bít bùng, trở về trại giam và đối diện với bản án trước mắt, người ta không khỏi xót xa, thương cảm.
Vụ án xảy ra gần một năm về trước, đến giờ, người ta vẫn chưa hết bàng hoàng cho cái chết tức tưởi của người phụ nữ tên Nguyễn Thị Hường. Điều đáng nói, người ra tay dã man với chị chẳng phải ai khác mà chính là Lê Đăng Thụy, người chồng đầu gối tay ấp của chị gần chục năm trời. Chỉ một phút cuồng ghen mù quáng, Lê Đăng Thụy đã phế hoại quyền sống của người phụ nữ gã từng yêu thương, chiều chuộng.
Đối tượng Lê Đăng Thụy |
Năm 2002, Thụy và Hường kết hôn với nhau, sống cuộc đời bình lặng, giản dị giống như những cặp vợ chồng khác. Vợ chồng trẻ, sức dài vai rộng cùng làm, cùng ăn chẳng mấy khi xích mích, to tiếng. Về cơ bản, láng giềng đều nhận xét đó là một gia đình trẻ thuận hòa, có ý chí cố gắng và vợ chồng biết yêu thương nhau. Nhưng kể từ khi cậu con trai nhỏ chào đời, gánh nặng gia đình đổ dồn thêm một nhịp. Muốn tạo dựng cho con tương lai đầy đủ nhất như chúng bạn, vợ chồng Thụy bàn nhau rời mảnh đất Hải Hà, ra Móng Cái mở cửa hàng tạp hóa, có điều kiện kiếm thêm thu nhập.
Đúng như người ta thường nói, Móng Cái là mảnh đất hái ra tiền, cái cửa hàng nhỏ nhỏ, xinh xinh của vợ chồng Thụy làm ăn khá thuận lợi, cuộc sống vợ chồng, con cái Thụy cũng bớt đi nhiều khó khăn. Ngày xưa nghèo khổ, vợ chồng túc tắc làm ăn sống qua ngày, cuộc sống tuy khó khăn một chút nhưng ấm áp tình cảm. Nay, dù vợ chồng Thụy kiếm ra nhiều tiền hơn, biết ăn ngon mặc đẹp hơn, nhưng cả hai đều không thể ngờ mầm mống bi kịch cũng bắt đầu nảy nở và đổ sụp xuống tổ ấm mà bấy lâu vợ chồng vun xới.
Từ trước đến giờ, Thụy biết vợ mình có được chút ít nhan sắc, từ thuở hàn vi, cô ấy đã xinh xẻo, dễ nhìn, được không ít người yêu mến, giờ, cuộc sống phong lưu hơn, Hường cũng biết làm đẹp hơn, thậm chí Hường còn biết cả cách đong đưa, liếc mắt với khách tới mua hàng. Thụy không ưa cái thói tí tởn ấy của vợ, và sau vài lần nhắc nhở, cảnh cáo nhưng Hường vẫn chứng nào tật nấy.
Bắt đầu từ tháng 10, vợ chồng gã bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn. Nhẹ là những trận cãi vã inh ỏi, quát nạt nhau cũng xuất phát từ cái thói lúng liếng của Hường. Nặng là những cuộc dượt đuổi vòng quanh quầy tạp hóa giống như mèo vờn chuột. Mâu thuẫn đỉnh điểm là Thụy nghe phong thanh có người rỉ tai gã rằng vợ gã đang cặp bồ với một người đàn ông làm ăn ở đó.
Máu nóng trong người bốc lên, mặt gã tối sầm lại, nuốt nước bọt ừng ực, vợ gã dám cả gan cắm sừng lên đầu gã, biến gã thành kẻ đại ngốc khờ khạo bị người ta chê cười bấy lâu mà không hề hay biết. Thay bằng việc đối thoại thẳng thắn với vợ, tìm câu trả lời chính xác về nỗi nghi hoặc trong lòng, hắn quy kết ngay lập tức chuyện vợ hắn ngoại tình là có thật. Thụy bắt đầu ủ mưu, hắn muốn trả thù, muốn rửa sạch nỗi nhục nhã vợ hắn khoác lên người.
Hơn một tháng ròng, thay bằng việc chuyên tu làm ăn, trong đầu tồn tại duy nhất một dòng suy nghĩ đó là tìm cách trả thù vợ. Nỗi ghen tuông điên loạn biến hắn thành một con người khác, phần quỷ dữ đã hoàn toàn ngự trị trong lòng gã.
Ngày 12.11.2010, Thụy lén lút đi mua một dây diện màu vàng dài hơn 5 met, một đầy dây có phích cắm còn đầu kia quấn vào một dây điện có đầu kim loại được bóc khỏi vỏ nhựa, lõi kim loại được bện bằng nhiều sợi, phần nối giữa đươc quấn bởi các đoạn băng dính để tránh không bị điện giật. Gã giấu biệt sợi dây điện vào thùng nhựa dưới bếp, đợi thời cơ ra tay hại chết vợ.
3 giờ chiều, 22.11.2010, cũng giống như mọi ngày, Hường tiếp tục công việc buôn bán của mình. Trong khi chị lúi húi bán hàng cho khách, Thụy đã bí mật “bài binh bố trận”, lấy dây điện đã chuẩn bị từ trước đó cắm vào ổ điện đầu giường. Sau khi khách hàng mua đồ xong, chị Hường trở về giường ngủ, định bụng đặt lưng thêm một chút, nào ngờ đó là lần cuối cùng chị được nằm bên vuốt ve cậu con trai yêu quý của mình. Vị trí Hường nằm giáp tường, cháu Lê Đăng Tùng nằm ở giữa, còn Thụy nằm phía ngoài. Sau khoảng 15 phút, thấy vợ đã ngủ, Thụy lấy dây điện, một đầu đã cắm sẵn vào ổ điện, dí vào mắt và miệng Hường. Dòng điện cực mạnh cùng với sự ra tay tàn độc của Lê Đăng Thụy, Hường chết ngay sau đó.
Sau khi gây án xong, Thụy bế thốc cậu con trai đang ngái ngủ và chạy lên đồi lẩn trốn. Gã bảo, sau khi gây án xong, nhìn chân tay vợ co quắp, vợ gã chết không nhắm được mắt, gã vừa tột cùng sợ hãi, vừa hối hận vô cùng, nhưng đầu óc bấn loạn, điều duy nhất hắn nghĩ được lúc đó là chạy trốn càng nhanh càng tốt trước khi mọi người phát hiện ra xác chết của vợ. Ngày hôm sau, Lê Đăng Thụy gọi điện cho anh Bùi Văn Hà (chồng của chị gái Hường) với lời lẽ run rẩy, hoang mang cực độ: “Anh xuống nhà em phá cửa, đem xác cái Hường đi chôn, còn em đi tự tử đây”. Sau đó, gã tắt điện thoại.
Nhận được tin sét đánh, anh Hà gọi điện cho Nguyễn Thị Hằng – em gái của Hường tức tốc xuống nhà xem thực hư lời thông báo của Thụy. Khi phát hiện xác chết của Hường trên giường ngủ, cô em gái yếu đuối chỉ còn nước khóc ngất, kêu gọi người cứu giúp. Nhìn bộ dạng của nạn nhân, những người chứng kiến hôm đó đều không khỏi xót thương cho người bị hại và căm phẫn kẻ giết người man rợ, mất hết nhân tính.
Sau khi gây án, Thụy dắt con trai trốn lên đồi lẩn trốn. Khi đi, gã không mang theo bất cứ thứ gì, đến khi đói quá không chịu được và cậu con trai khóc ngằn ngặt đòi mẹ, Thụy điện cho em trai là Lê Đăng Thái cầu cứu. Hắn khóc lóc qua điện thoại, thú nhận mình đã giết chết Hường, bản thân không còn đường thoái lui nữa, hắn đang bế tắc và chỉ có duy nhất một tia hi vọng cuối cùng, đó là dùng chính con ruột mình làm con tin. Thụy nhờ Thái mua 2 gói bánh, 4 chai nước mang lên đồi ở xã Quảng Minh và dặn không được cho ai biết, nếu để lộ, Thụy sẽ giết chết con trai Lê Đăng Tùng, rồi tự sát.
Trong suốt 2 ngày ở bên người cha tội lỗi, cháu Tùng ngây thơ không hề hay biết người cha ấy vừa cướp đi mẹ của cháu bằng thủ đoạn vô cùng tàn độc. Cháu thắc mắc hỏi bố tại sao hai bố con không về nhà với mẹ, mà ở trên đồi làm gì. Thụy hết quát mắng, cấm con trai hỏi han, lại quay sang ôm ghì nó vào lòng, khóc lóc như kẻ điên loạn. Thằng bé không hiểu gì, sợ hãi không dám hỏi bố thêm bất cứ câu gì.
3 giờ chiều, 24.11.2010, sau khi xác định được mục tiêu lẩn trốn, lực lượng chức năng nhận định: Lê Đăng Thụy đang trong tình trạng bị kích động, tâm lý không ổn định, sẵn sàng gây hấn khi phát hiện bị vây bắt, đồng thời trong tay hắn còn có cháu Lê Đăng Tùng – con đẻ và cũng chính là con tin của hắn. Việc đảm bảo an toàn cho cháu Tùng là tối cần thiết.
Công an TP Móng Cái phối hợp với Công an huyện Hải Hà và Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức vây bắt Thụy và giải cứu cháu Tùng. Nhưng, do địa hình hiểm trở cùng với đầu óc lọc lõi của con thú cùng đường, Thụy đã lẩn trốn trước khi công an ập tới và lực lượng chức năng chỉ giải cứu được cháu Tùng.
Biết rõ tội danh của mình, nhưng không dám đối diện với bản án của Pháp luật, Lê Đăng Thụy uống thuốc sâu tự tử ở trên đồi nhưng hắn được phát hiện kịp thời và đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Hải Hà. Khi tỉnh lại ở bệnh viện Hải Hà, hắn lớn tiếng chửi bới những người vừa giành lại hắn từ bàn tay tử thần. Hắn gào thét: “Tại sao không để tôi chết đi. Giết người thì phải đền mạng”. Tội của hắn đã rõ rành rành, có điều, Lê Đăng Thụy phải đối diện với bản án nghiêm khắc của Pháp luật và bản án lương tâm của lòng người, đâu có thể tìm đến cái chết để gột rửa tội lỗi.
Những ngày trong trại tạm giam, Lê Đăng Thụy nửa tỉnh nửa mê, lúc hắn ngồi trầm tư không mấp máy nửa câu, khi ú ớ, la hét, sợ hãi nhớ về buổi chiều kinh hoàng mà bàn tay hắn kí bản giao kèo với quỷ dữ, giết chết người vợ hắn từng yêu nhất mực. Hắn thương con trai hắn, mồ côi mẹ, bố đi tù không hẹn ngày về, chắc chắn lớn lên sẽ khuyết thiếu tình cảm của mẹ cha, nhưng giá như hắn lường trước được hậu quả tang thương của ngày hôm nay, có lẽ phút cuồng ghen ấy đã được hóa giải bằng một cuộc trò chuyện thẳng thắn giữa hai người từng nên nghĩa vợ chồng, thay bằng một dây điện và cái chết tức tưởi của người phụ nữ đi cùng hắn những năm tháng hàn vi nhất cuộc đời.
- Mộc Nhân