Hai tàu pháo Svetlyak cuối cùng đang về Việt Nam

11:14, Thứ sáu 17/08/2012

( PHUNUTODAY ) - Hai trong số 6 tàu tàu tuần tra Svetlyak mà Việt Nam đã đặt mua từ nhiều năm trước ở Nga đã được đưa lên tàu vận tải và bắt đầu hành trình về Việt Nam.

Hai tàu cuối cùng trong tổng số 6 tàu tàu tuần tra Svetlyak mà Việt Nam đã đặt mua từ nhiều năm trước thông qua tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport đã được đưa lên tàu vận tải và bắt đầu hành trình về Việt Nam.
 

Military Paritet (Nga) cho biết, hai tàu pháo Svetlyak cuối cùng đã  được đưa lên tàu vận   tải và bắt đầu hành trình về Việt Nam.
Military Paritet (Nga) cho biết, hai tàu pháo Svetlyak cuối cùng đã được đưa lên tàu vận tải và bắt đầu hành trình về Việt Nam.

 

Việt Nam nhận thêm  2 chiếc tàu tuần tra Svetlyak, nâng tổng số tàu loại này đưa vào hoạt động   trong thời gian gần lên 6 chiếc, tăng cường đáng kể sức mạnh cho cho Hải quân Việt Nam, đảm   bảo nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền.
Việt Nam nhận thêm 2 chiếc tàu tuần tra Svetlyak, nâng tổng số tàu loại này đưa vào hoạt động trong thời gian gần lên 6 chiếc, tăng cường đáng kể sức mạnh cho cho Hải quân Việt Nam, đảm bảo nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền.

 

 Tàu Project 10412 Svetlyak là biến thể của tàu tuần tra lớp Project 10410 do Viện TsMKB   Almaz thiết kế cho các đơn vị hải quân biên phòng của Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô KGB   vào cuối thập niên 1980.
Tàu Project 10412 Svetlyak là biến thể của tàu tuần tra lớp Project 10410 do Viện TsMKB Almaz thiết kế cho các đơn vị hải quân biên phòng của Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô KGB vào cuối thập niên 1980.

 

Tàu Svetlyak có trọng tải là 364 tấn, dài 49,5m, rộng là 9,2m, mướn nước 2,4m. Tốc độ tối đa   của tàu lên tới 31 hải lý/h (khoảng 50 km/h). Hành trình dự trữ của tàu lên tới 2.200 hải lý, có khả   năng hoạt động độc lập liên tục trong 10 ngày đêm.
Tàu Svetlyak có trọng tải là 364 tấn, dài 49,5m, rộng là 9,2m, mướn nước 2,4m. Tốc độ tối đa của tàu lên tới 31 hải lý/h (khoảng 50 km/h). Hành trình dự trữ của tàu lên tới 2.200 hải lý, có khả năng hoạt động độc lập liên tục trong 10 ngày đêm.

 

 Vũ khí trên tàu bao gồm: 1 pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-306, 1 pháo 76,2 mm AK-176M, hệ   thống tên lửa phòng không Igla-1M và hai súng máy 14,5mm.
Vũ khí trên tàu bao gồm: 1 pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-306, 1 pháo 76,2 mm AK-176M, hệ thống tên lửa phòng không Igla-1M và hai súng máy 14,5mm.

 

Trước đó, Nga bàn giao hai tàu tuần tra Svetlyak đầu tiên cho Hải quân Việt Nam vào năm   2002. Hai tàu Svetlyak đầu tiên được Hải quân Nhân dân Việt Nam đặt tên lần lượt là HQ-261 và   HQ-263.
Trước đó, Nga bàn giao hai tàu tuần tra Svetlyak đầu tiên cho Hải quân Việt Nam vào năm 2002. Hai tàu Svetlyak đầu tiên được Hải quân Nhân dân Việt Nam đặt tên lần lượt là HQ-261 và HQ-263.

 

Tới năm 2008, Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng với Rosoboronexport mua 4 tàu tuần tra Project   10412 Svetlyak.
Tới năm 2008, Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng với Rosoboronexport mua 4 tàu tuần tra Project 10412 Svetlyak.

 

Hai tàu trong số đó được đóng tại Công ty cổ phần đóng tàu Almaz ở St Petersburg và đã   được chuyển giao cho Việt Nam vào tháng 3/2012.
Hai tàu trong số đó được đóng tại Công ty cổ phần đóng tàu Almaz ở St Petersburg và đã được chuyển giao cho Việt Nam vào tháng 3/2012.

 

Toàn cảnh buổi lễ tiếp nhận hai tàu Hải quân HQ-264 và HQ-265 do Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải   quân tổ chức. Hai tàu này được biên chế về Lữ đoàn 127, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, tuần   tiễu, quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc.
Toàn cảnh buổi lễ tiếp nhận hai tàu Hải quân HQ-264 và HQ-265 do Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức. Hai tàu này được biên chế về Lữ đoàn 127, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, tuần tiễu, quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc.

 

 Hai tàu Svetlyak tiếp theo được bắt đầu đóng tại nhà máy đóng tàu của công ty Vostochnaya   Verf  ở Vladivostok từ ngày 22/7/2009 với số hiệu lần lượt là 420 và 421 là hai tàu pháo  Svetlyak   cuối cùng đã được đưa lên tàu vận tải và bắt đầu hành trình về Việt Nam. (Tổng hợp ĐVO,VnE)
Hai tàu Svetlyak tiếp theo được bắt đầu đóng tại nhà máy đóng tàu của công ty Vostochnaya Verf ở Vladivostok từ ngày 22/7/2009 với số hiệu lần lượt là 420 và 421 là hai tàu pháo Svetlyak cuối cùng đã được đưa lên tàu vận tải và bắt đầu hành trình về Việt Nam. (Tổng hợp ĐVO,VnE)

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc