Hãng dược ’lại quả’ hàng triệu đô la cho bác sĩ

13:46, Thứ ba 30/04/2013

( PHUNUTODAY ) - Chính phủ Mỹ mới đây thông báo vụ kiện dân sự thứ hai đối với hãng dược Norvatis AG (Thụy Sỹ) trong vòng 4 ngày, cáo buộc hãng này đã “lại quả” hàng triệu đô la cho các bác sĩ để kê đơn thuốc của công ty.

Bảo vệ người tiêu dùng) - Chính phủ Mỹ mới đây thông báo vụ kiện dân sự thứ hai đối với hãng dược Norvatis AG (Thụy Sỹ) trong vòng 4 ngày, cáo buộc hãng này đã “lại quả” hàng triệu đô la cho các bác sĩ để kê đơn thuốc của công ty.

[links()]

Giới chức cho rằng, Novartis đặt trụ sở công ty tại Basel, trong 10 năm đã không tiếc tiền trả phí diễn thuyết cho các bác sĩ. Họ cũng chi tiền mời các bác sĩ những bữa ăn “xa xỉ”, gồm bữa tối cho 3 người có giá gần 10.000 USD tại một nhà hàng ở Nhật Bản.
 
Theo Reuters, những loại thuốc liên quan tới vụ kiện này gồm thuốc cao huyết áp Lotrel và Vatulma, thuốc tiểu đường Starlix. Novartis đã có những hành vi sai trái liên quan đến việc kê đơn thuốc. Bằng cách này, hãng đã đạt được những khoản lợi nhuận khổng lồ. Trong khi đó, các chương trình y tế Medicare và Medicaid của Chính phủ Mỹ bị cho là phải chi trả hàng triệu đô la tiền bồi hoàn cho các bệnh nhân được kê những loại thuốc trên.
 
Mọi việc bắt đầu từ tháng 1/2011, một cựu trình dược viên đã kiện công ty Novartis. Sau đó Chính phủ cũng tham gia vụ kiện. 27 bang của Mỹ, thành phố New York, Chicago… cũng là nguyên đơn trong vụ kiện. Chính phủ buộc tội hãng dược này đã lôi kéo các nhà thuốc khuyến nghị hàng nghìn bệnh nhân ghép thận chuyển sang dùng thuốc ức chế miễn dịch Myfortic. Đổi lại, các nhà thuốc sẽ nhận được “quà” từ Novartis dưới dạng chiết khấu và giảm giá.

 

 Hãng dược Norvatis AG (Thụy Sỹ)
Hãng dược Norvatis AG (Thụy Sỹ)
 
Trong khi đó, bà Julie Masow, người phát ngôn của hãng cho biết Novartis sẽ tự bảo vệ mình đến cùng.
 
Theo đơn khiếu nại, từ tháng 1/2002 đến tháng 11/2011, Novartis thường xuyên trả phí cho các bác sĩ đến diễn thuyết về thuốc của họ hoặc tham gia vào các buổi hội thảo được tổ chức với mục đích giáo dục. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Theo các quan chức, chỉ riêng các loại thuốc như Lotrel, Valturna và Starlix, công ty đã chi khoảng 65 triệu USD và tổ chức hơn 38.000 buổi hội thảo trong vòng 10 năm.
 
Novartis AG hiện là một trong những hãng dược phẩm lớn nhất trên thế giới với quy mô 119.000 nhân viên, lợi nhuận ròng và doanh thu năm 2011 đạt hơn 9,2 tỉ USD và 59 tỉ USD. Đây cũng là hãng thuốc có nhiều sản phẩm lưu hành tại Việt Nam.
 
 Có vẻ như Mỹ rất kiên quyết xóa bỏ kiểu “ăn” tiền trên lưng người bệnh. Trong khi đó ở Việt Nam, tình trạng hãng thuốc sẵn sàng chi tiền hoa hồng để chăm sóc các bác sĩ đã là chuyện “thường ngày ở huyện” hàng chục năm qua. 
 
Trong Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, Bộ Y tế cũng thừa nhận thực trạng nguyên nhân của việc thuốc sản xuất trong nước khó tiếp cận với người bệnh không phải vì chất lượng thuốc quá kém mà vì người tiêu dùng (bệnh nhân) còn thiếu thông tin về thuốc nội. Bên cạnh đó, nhiều bác sỹ đã không có thói quen kê thuốc nội cho bệnh nhân, đơn giản vì kê những loại thuốc này, bác sỹ sẽ không có “hoa hồng”.

Để cạnh tranh với thuốc nội, các hãng dược nước ngoài đã chi tỷ lệ hoa hồng rất cao cho các đại lý, nhà thuốc. Các đại lý này lại "móc nối" với bác sỹ khám bệnh để bác sỹ kê đơn theo những loại thuốc của hãng dược mà họ chịu trách nhiệm bao tiêu.
 
Không dừng ở đó, Bộ Y tế cũng thừa nhận nhiều bác sĩ còn bị các hãng sữa thao túng. Mới đây, trong buổi tọa đàm trực tuyến “Thị trường sữa: Giá cả và chất lượng” do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức, ông Lê Hoàng, Phó Phòng quản lý sản phẩm thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận: “Đúng là có hiện tượng bác sĩ tham gia quảng cáo sữa và thực phẩm chức năng".
 
Hồi đầu tháng 4 , tại một Hội thảo do Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội tổ chức, ông David Clard, đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) cũng thông tin, các hãng sữa đa quốc gia đang thao túng về thông tin, mua chuộc các nhân viên y tế khiến các bà mẹ lầm tưởng là sữa bột có thể thay thế được sữa mẹ.
 
Với sức mạnh tài chính của mình, các hãng sữa còn tác động lên quá trình làm chính sách, phản đối quy định cấm quảng cáo sữa bột, với lý do việc cấm đoán có thể dẫn đến sự xâm phạm quyền thông tin và tự do lựa chọn của các bà mẹ.
 
  • Kim Hảo
[links()]
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc