Hàng loạt chính sách mới quan trọng về BHXH có hiệu lực từ tháng 2/2023 người dân cần biết

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là những chính sách mới về bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ tháng 02 năm 2023.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người tham gia, do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý. Trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH, người tham gia sẽ được bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập chính do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động. BHXH luôn có những chính sách mới, phù hợp với thực tế đời sống xã hội. Trong đó, hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội , thay đổi các bệnh để hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần ngay sau khi nghỉ việc, thời gian giám định lại sức khỏe do tai nạn lao động... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 02 năm 2023.

Tăng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có thông báo điều chỉnh lại mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội (hay còn gọi là hệ số trượt giá) để bù đắp sự mất giá của đồng tiền ở các thời điểm đóng bảo hiểm trước đây.

Tại Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 03/01/2023, hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023 được quy định như sau:

Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

bhxh - 12

Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

bhxh - 13

So với bảng hệ số trượt giá tại Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, hệ số trượt giá áp dụng cho năm 2023 đã được điều chỉnh tăng so với năm 2022. Mức tăng dao động từ 0,03 cho đến 0,16; trừ hệ số áp dụng cho năm 2021 và 2022 là không tăng.

Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 20/02/2023 nhưng bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội được tính cho các trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2023.

Người mắc ung thư được lãnh bao hiểm xã hội 1 lần ngay sau khi nghỉ việc từ ngày 15.2

bhxh - 14

Theo Thông tư 18/2022/TT-BYT người lao động gặp vấn đề về sức khỏe sẽ được lãnh bảo hiểm xã hội nếu thuộc một trong các trường hợp:

+ Trường hợp 1: Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS.

+ Trường hợp 2: Người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Theo quy định này, người lao động nếu không may mắc ung thư có thể lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần ngay sau khi nghỉ việc mà không chờ 1 năm như quy định trước đây. 

Giám định lại sức khỏe do tai nạn lao động không cần chờ 2 năm

bhxh -1

Giám định lại sức khỏe do tai nạn lao động không cần chờ 2 năm là một trong những chính sách mới về lao động - bảo hiểm có hiệu lực tháng 02/2023 đáng chú ý được đề cập tại Thông tư 18/2022/TT-BYT.

Theo Khoản 8 Điều 1 Thông tư 18, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã thực hiện giám định sức khỏe để hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoàn toàn có thể chủ động đi khám giám định lại mức suy giảm khả năng lao động nếu có nhu cầu.

Một điểm mới đó là, người lao động còn được Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề trả phí khám giám định lại nếu kết quả khám giám định xác định người lao động đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ngược lại, nếu kết quả giám định lại không đủ để được điều chỉnh tăng mức trợ cấp, người lao động chủ động đề nghị khám giám định lại sẽ phải tự chịu chi phí khám giám định. 

Theo:  xevathethao.vn copy link