Bão Yagi để lại hậu quả nặng nề, tan thương khiến cả nước xót xa. Đồng bào chung tay ủng hộ. Nhưng khi thông tin sao kê của Mặt trân tổ quốc Việt Nam được công khai thì cư dân mạng "soi" ra nhiều trường hợp "phông bạt" chỉnh sửa số tiền từ ít thành nhiều để "gian dối", khoe mẽ...
Ngoài vi phạm đạo đức sự gian dối, thì liên quan tới vấn đề luật pháp những trường hợp này có bị xử phạt không, có bị phạm luật không?
Theo điểm a, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP), hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng, theo điểm c, khoản 1, Điều 15, Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Những trường hợp chiếm đoạt tiền từ thiện nếu đủ yếu tố cấu thành có thể vi phạm hình sự về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hoặc "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo Điều 174 hoặc điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Như vậy những hành vi gian dối, người đại diện của tổ chức chuyển tiền từ thiện nhưng lại ăn bớt, ăn quỵt của tổ chức thì tùy theo tìn huống có thể bị khép tội chiếm đoạt tài sản chứ không chỉ còn là bị đánh giá về tính trung thực nữa.
Những trường hợp giả mạo người khác nhằm mục đích hạ bệ uy tín cá nhân nếu đủ chứng cứ cũng có thể bị xử phạt theo pháp luật.
Sau khi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai các trang sao kê đã có nhiều người "lộ" ra việc gian dối, ăn bớt tiền của tập thể trong khi chuyển từ thiện, một số người bị nghi vấn phông bạt chuyển ít nói lên nhiều... Đã có những trường hợp nhận lỗi và khắc phục bằng việc chuyển lại đúng số tiền nhưng cũng có những trường hợp giải thích và không thuyết phục được dư luận, bị cho là cố ngụy biện.