Háo hức đưa vợ đi đẻ, chồng sững sờ khi chưa đến viện thì vợ ngã gục rồi qua đời

( PHUNUTODAY ) - Sự háo hức, hạnh phúc khi đón chào đứa con thứ 2 của ông bố đã nhanh chóng bị thay thế bởi nỗi đau xé lòng khi mất đi người vợ "đầu ấp tay kề".

Như bao ông bố khác, Nick Molly (36 tuổi, sống tại Manchester, Anh) vừa lo lắng vừa háo hức khi đưa vợ đi sinh. Anh đã chuẩn bị sẵn sàng cho giây phút nhìn thấy đứa con thứ 2 chào đời khỏe mạnh. Nhưng anh không ngờ, cái kết của hành trình đưa vợ đi sinh của mình lại khác xa và đầy đau đớn. 

7 giờ tối ngày 24/4, khi thấy người vợ đang mang bầu 9 tháng, Rachel Molly, bị đau bụng, Nick vội vàng lấy xe đưa cô đến bệnh viện. Hai vợ chồng đều nghĩ Rachel đang chuyển dạ và họ sẽ sớm được đón đứa con thứ 2. 

Vậy nhưng khi xe vừa vào đến bãi đỗ của bệnh viện thì Rachel bất ngờ ngã gục xuống và ngất lịm. Các bác sĩ nhanh chóng có mặt đưa cô vào phòng cấp cứu. Ca mổ sinh khẩn cấp diễn ra trong vài phút để có thể lập tức tiến hành cứu mẹ. 

hao-huc-dua-vo-di-de-chong-sung-so-khi-chua-den-vien-thi-vo-nga-guc-roi-qua-doi-3-1561720842-162-width600height450

Vậy nhưng bất chấp sự nỗ lực của 75 bác sĩ, y tá, bà mẹ mới sinh đã qua đời vào sáng sớm ngày 25/5 khi chưa kịp nhìn mặt đứa con vừa chào đời. Thậm chí, Rachel còn không được biết bé thứ 2 của mình, bé Isabelle, là con gái vì trước đó cặp đôi cố tình không hỏi bác sĩ để có sự bất ngờ. 

"Là con gái em à!", đó là lời cuối cùng Nick thì thầm vào tai Rachel trước khi cô ra đi. Anh không thể tưởng tượng được mới chỉ vài giờ trước, vợ chồng còn hào hứng khi đi sinh mà kết cục vợ anh lại ra đi mãi mãi. 

Sau đó, bác sĩ cho biết Rachel bị vỡ phình động mạch lách - một biến chứng thai kỳ cực hiếm gặp thường đe dọa tính mạng của cả người mẹ và đứa trẻ. 

Chứng vỡ phình động mạch lách ảnh hưởng đến các mạch cung cấp máu và oxy cho lá lách. Chứng phình động mạch là một chỗ phình ra trong một mạch gây ra bởi sự yếu kém trong thành mạch máu. Khi máu đi qua, huyết áp làm cho một khu vực nhỏ phình ra như một quả bóng. Nếu nó vỡ, nó có thể gây chảy máu bên trong, đe dọa tính mạng.

hao-huc-dua-vo-di-de-chong-sung-so-khi-chua-den-vien-thi-vo-nga-guc-roi-qua-doi-2-1561720842-268-width600height507

Phụ nữ có tỉ lệ gặp biến chứng này cao hơn 4 lần so với nam giới và 95% xảy ra trong thai kỳ, đặc biệt là tam cá nguyệt thứ ba.

Các số liệu cho thấy khoảng 25% bà mẹ sống sót sau khi bị vỡ phình động mạch lách, trong khi tỷ lệ sống sót thậm chí còn nhỏ hơn đối với trẻ sơ sinh, chỉ có 5% được cho là vượt qua.

Trong trường hợp của Rachel, con gái cô đã may mắn sống sót. Hiện tại cô bé đang được chăm sóc bởi đội ngũ chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Saint Mary ở Manchester. Isabella đã phải chịu tổn thương não không hồi phục, sau khi nguồn cung cấp oxy và thức ăn của bé bị cắt đứt trong bụng mẹ khi mẹ ngừng thở. 

hao-huc-dua-vo-di-de-chong-sung-so-khi-chua-den-vien-thi-vo-nga-guc-roi-qua-doi-1-1561720842-984-width600height714

Những biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần biết

Sảy thai

Đa số các ca sảy thai diễn ra trong khoảng 20 tuần đầu thai kỳ và hơn 80% các ca sảy thai diễn ra trước tuần thai thứ 12. Đa số trường hợp sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên là do các bất thường nhiễm sắc thể trong trứng đã thụ tinh. Âm đạo rỉ máu hoặc chảy máu thường là dấu hiệu đầu tiên của sảy thai, vì vậy nếu nhận thấy những hiện tượng này mẹ hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.

Sinh non

Mẹ có thể thấy xuất hiện các cơn co thắt thường xuyên làm cho cổ tử cung giãn nở và mở rộng trước 36 tuần thai. Đây là dấu hiệu mẹ có khả năng sinh non và nếu chào đời vào lúc này, em bé được xem là thiếu tháng. Sinh non và thiếu tháng là nguyên nhân của nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe hoặc thậm chí có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng đến khoảng 5% phụ nữ mang thai. Nếu có huyết áp cao và protein trong nước tiểu sau 20 tuần thai, mẹ sẽ được chẩn đoán tiền sản giật. Hầu hết các mẹ bầu có triệu chứng tiền sản giật nhẹ gần ngày lâm bồn nhưng em bé vẫn sẽ chào đời khỏe mạnh nếu mẹ được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, tiền sản giật ở mức độ nặng sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

Thiếu ối

Túi ối đầy chất lỏng trong bụng mẹ có chức năng bảo vệ và hỗ trợ em bé phát triển. Thiểu ối là tình trạng khi túi ối có quá ít chất lỏng. Khoảng 4% phụ nữ mang thai có nồng độ nước ối thấp tại một số thời điểm trong thai kỳ, thường là ở tam cá nguyệt thứ ba.

Nếu gặp trường hợp thiểu ối, mẹ cần được bác sĩ theo dõi cẩn thận để đảm bảo em bé trong bụng mẹ vẫn phát triển bình thường và mẹ sẽ lâm bồn vào giai đoạn gần cuối thai kỳ.

Thai ngoài tử cung

Khi trứng thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung sẽ được gọi là thai ngoài tử cung. Vì đa phần các ca mang thai ngoài tử cung đều nằm ở ống dẫn trứng nên chúng còn có tên là “thai ống dẫn trứng”.

Trong trường hợp này, điều quan trọng là phải phát hiện sớm bởi vì phôi thai phát triển có thể làm vỡ ống dẫn trứng, gây chảy máu bên trong cơ thể dẫn đến tử vong. Không có cách nào để cấy ghép thai ngoài tử cung vào trong tử cung nên sớm kết thúc thai kỳ là lựa chọn duy nhất cho mẹ.

Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là tình trạng nhau thai ở vị trí thấp hơn bình thường, nằm bên cạnh hoặc bao quanh cổ tử cung. Mẹ có thể không cần quá lo lắng khi được chẩn đoán nhau tiền đạo ở giai đoạn sớm của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu nhau thai vẫn tiếp tục ở vị trí thấp trong suốt thời gian mang thai có thể gây chảy máu dẫn đến sinh non và các biến chứng khác. Vị trí nhau thai sẽ được kiểm tra khi siêu âm giữa thai kỳ nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ thai phụ vẫn còn nhau tiền đạo khi đến thời điểm vượt cạn. Sản phụ có nhau tiền đạo khi lâm bồn sẽ cần phải sinh mổ.

Tiểu đường thai kỳ

Ước tính có khoảng 2 đến 10% các bà mẹ tương lai bị tiểu đường trong giai đoạn mang thai. Con số này không lớn nhưng đủ nghiêm trọng để các mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám và kiểm tra lượng đường huyết vào tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ sẽ được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

Hầu hết mẹ bầu có thể giữ lượng đường huyết trong tầm kiểm soát với chế độ ăn uống chuyên biệt và tập thể dục để sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát tốt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho em bé.

Đối với các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ, có khoảng 25 đến 50% nguy cơ mẹ sẽ chuyển sang tiểu đường loại 2 trong tương lai mặc dù nguy cơ này có thể được giảm đáng kể bằng cách duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý và lối sống lành mạnh.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn