Tác dụng của hạt gấc
Trong Đông y, hạt gấc được gọi là một miết tử, nghĩa là ba ba gỗ vì nó dẹt, có hình gần như tròn, vỏ cứng, méo có răng cưa, hai mặt có vẫn lõm xuống trông như con ba ba.
Phần nhân bên trong hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn hơi độc vào hai kinh can và đại tràng, có thể chữa mụn nhọt, tiêu thũng.
Nghiên cứu cho thấy, nhân hạt gấc có 55,3% chất lipít (chất béo), 16,6% chất protit (chất đạm), 1,8% tanin, 2,8% xenluloza, 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 2,9% đường, 11,7% chất khoáng…
Để chế thuốc, hạt gấc gần được đem sấy hoặc phơi khô (cả phần hạt và màng bao quanh hạt gấc). Khi thấy hạt gấc không còn dính tay, phần màng se lại thì lấy dao nhọn để bóc phần màng. Phần màng bao quanh hạt gấc này chứa nhiều beta-caroten, lycopen, alphatocopherol… dùng để chế ra dầu gấc.
Một số bài thuốc từ hạt gấc
Trị đau khớp, sưng tấy, tụ máu
Hạt gấc chín rửa sạch, để ráo rồi đem sao vàng hạ thổ (nướng trên than củi sao cho hạt gấc thật vàng, đổ ra báo trên nền đất khô ráo cho nguội). Đập vỡ hạt gấc để lấy phần ruột bên trong. Đem nhân hạt gấc ngâm với rượu gạo 45-50 độ trong vòng ít nhất 10 ngày. Ngâm càng lâu thì tác dụng sẽ càng tốt.
Khi dùng, lấy một miếng bông gạc tẩm rượu gấc rồi đắp lên chỗ đau và băng lại. Để nguyên như vậy khoảng 30 phút rồi gỡ ra.
Trị đau răng, chảy máu chân răng
Súc miệng bằng rượu gấc giúp trị các bệnh răng miệng. Lưu ý, không được nuốt hạt gấc vì có thể gây ngộ độc.
Chữa sưng vú
Kấy rượu gấc bôi liên tục vào phần bị sưng, bôi nhiều lần trong ngày.
Chữa viêm xoang
Dùng tăm bông chấm vào dung dịch rượu gấc, bôi lên sống mũi. Chờ khoảng 2 phút cho thuốc ngấm thì xì hết mủ đặc trong xoang mũi ra ngoài.