Hóa vàng mã thì ông bà tổ tiên có nhận được không? Đốt vàng mã sao cho đúng?

06:41, Thứ năm 21/11/2024

( PHUNUTODAY ) - Phật giáo khuyến cáo không nên đốt vàng mã thế nhưng có những người đi chùa lễ xong vẫn đốt nhiều vàng mã, đốt càng nhiều càng yên tâm.

Đốt vàng mã là tập tục thường gặp trong ngày tuần rằm, giỗ kỵ, lễ Tết... Trong Thông bạch 204/TB-HĐTS về việc tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu Phật lịch 2568 – Dương lịch 2024, hòa thượng Thích Thiện Nhơn Phó pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN lưu ý khâu tổ chức mua sắm lễ, trong đó có lưu ý không nên đốt vàng mã, phòng chống cháy nổ hỏa hoạn. Hòa thượng khuyến cáo nên thực hiện các việc làm từ thiện thiết thực cứu giúp người có hoàn cảnh khó khăn để chuyển hóa thành nghiệp thiện lành báo hiếu tổ tiên và cha mẹ. Những dịp lễ Tết Nguyên đán, giáo hội Phật giáo hàng năm cũng thường khuyến cáo Phật tử không đốt vàng mã. Tại sao nhiều người miệng niệm Nam mô a di đà Phật, đi lễ chùa về rồi vẫn cứ ham đốt vàng mã, còn cho rằng đốt nhiều thì tổ tiên phù hộ, thần linh chứng giám. 

Theo giáo lý Phật giáo thì không khuyến khích đốt vàng mã và vàng mã không có trong thuyết nhà Phật. Việc đốt vàng mã chỉ khiến cho những vong linh luyến tiếc cõi trần không tập trung tĩnh tâm để vượt cảnh giới, nên trầm luân mãi trong đau khổ. 

Đốt vàng mã phải cẩn trọng

Đốt vàng mã phải cẩn trọng

Nguồn gốc vàng mã từ chuyện nhân văn đến chuyện lừa người lừa đời

Nếu theo Phật dạy thì không có tục đốt vàng mã, không có chuyện đốt vàng mã là báo hiếu tổ tiên là được tổ tiên phù hộ. Tập tục đốt vàng mã xuất hiện từ Trung Quốc. Kinh dịch Nho giáo cho biết về thời thượng cổ người chết cứ để vậy đem chôn, không biết đến phần mộ, quan quách. Đến thời Chu (1.122 trước Tây lịch) có một duy định là người chết sẽ được chôn cùng các vật dụng quý giá của họ khi còn sống kể cả thê thiếp, thuộc hạ được sủng ái cũng đều phải chôn theo. Việc tùy táng này rất vô nhân đạo khiến người sống đói nghèo, của cải chôn đi không dùng được. Thế nên đến năm Nguyên Hưng nguyên niên (105) đời Hán Hoa, ông Thái Lĩnh đã tìm ra cách làm giấy từ cây dó... Khi có giấy thì ông Vương Dũ nghĩ đến việc biến chế vàng bạc, áo quần… bằng giấy thay cho đồ thật để đốt đi sau khi cúng kính giúp tránh lãng phí, tạo điều kiện cho người sống bớt đói khổ. 

Đến triều vua Đạt Tôn nhà Đường (762) Phật giáo đang trong thời kỳ đạt thịnh, một nhà như tên Đạo Tăng nhân ngày rằm tháng Bảy (lễ hội Vu lan) muốn lôi kéo đại chúng về với Phật giáo bèn lợi dụng tục đốt vàng mã, tâu với vua Đạt Tôn gợi ý thông sức cho thiên hạ đốt thật nhiều vàng mã để kính biếu vong nhân. Vua muốn được lòng dân nên thuận ý nghe theo. Nhưng đó không phải là Phật giáo chính thống. 

Vàng mã đốt nhiều có thể gây hỏa hoạn

Vàng mã đốt nhiều có thể gây hỏa hoạn

Nhân khi lòng dân mê muội, việc này được đẩy lên nên việc đốt vàng mã gia tăng. Nhiều chư tăng phản đối và nhiều quần chúng tỉnh ngộ khiến cho nghề vàng mã thất nghiệp. Anh em của Vương Dũ là Vương Luân đã nghĩ ra cách để bán được vàng mã. Hắn cho người giả bệnh giả chết, cho khâm liệm trong quan tài thông hơi và lan truyền tin ra bên ngoài. Khi người quen lối xóm tới viếng đám tang đông đúc, Vương Luân mang nhiều đồ mã gồm hình nhân, tiền giấy vàng bạc giấy làm lễ cúng đàn. Quan tài rung động, người chết bên trong lò dò ngồi dậy như thoát nạn cõi âm. Nhưng đó thực chất là một chiêu trò gian lận. Nhiều người sau đó vẫn u mê nghe theo rồi lời dân gian truyền miệng khiến nhiều người u mê sợ hãi nên tin đốt vàng mã là tốt. 

Lưu ý đốt vàng mã cho đúng

Phật giáo khuyến cáo không nên đốt vàng mã vì điều đó gây lãng phí và nguy cơ hỏa hoạn mà thực tế đã nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra từ vàng mã và việc đốt vàng mã tốt kém là có thật.

- Nếu là tập tục có thể đốt nhưng đốt ít một tập hai tập nhỏ cho yên tâm người trong gia đình

- Cúng đồ thật rồi mang đi từ thiện để làm phúc, chia sẻ cho người khó khăn sẽ hồi hướng công đức cho tổ tiên và tăng phước cho mình

- Vàng mã là giấy nhuộm phẩm màu rẻ tiền nên chúng có thể gây dị ứng, gây hại. Do đó cần cẩn trọng khi tiếp xúc vàng mã, tránh để chúng lẫn vào nước uống, tránh tiếp xúc nhiều với da, mắt, miệng...

- Làm những việc thiện hồi hướng cho gia tiên, phát huy những tính tốt của ông bà để lại, thực hiện những di nguyện tốt đẹp của họ

- Ý nghĩa của vàng mã lúc khởi sinh là tương đối nhân văn, vì đã giúp hóa giải được nạn chôn sống người và của cải theo người chết. Nhưng theo thời gian đã thành mê tín ma mị lãng phí. Do đó nếu thể hiện tấm lòng với tổ tiên thì không đốt hoặc đốt ít theo tập tục để yên tâm tâm lý thì không sao, nhưng lạm dụng chúng thì gây hại vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường vừa tăng nguy cơ hỏa hoạn. 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: An Nhiên