Xưa nay các vị hoàng đế luôn sở hữu tam cung lục viện với hàng trăm giai nhân, vì thế việc chung tình đối với bậc đế vương xưa nay có lẽ là điều không thể. Nhưng ít ai biết rằng trong lịch sử cổ đại Trung Quốc vẫn có vị hoàng đế chung tình.
Đó chính Tây Ngụy Phế Đế Nguyên Khâm của Nam Bắc triều. Nguyên Khâm sinh năm 525 mất 554, là cháu trai của Bắc Ngụy Kinh Triệu Vương Nguyên Du, trưởng nam của Tây Ngụy Văn Đế Nguyên Bảo Cự và là vị hoàng đế thứ hai của Tây Ngụy. Từ khi còn là đứa trẻ, Nguyên Khâm đã là cậu bé với tư chất vô cùng thông minh, đáng yêu ai cũng yêu mến.
Khi mới 7 tuổi, cậu được cha giao cho Vũ Văn Thái đại tướng dạy bảo với hi vọng có thể trưởng thành và mạnh mẽ khi được sống và rèn luyện trong môi trường quân ngũ. Chính quãng thời gian sống cùng với đại trướng Vũ Văn Thái trong môi trường quân đội đã hun đúc tính cách anh dũng quả cảm của Nguyên Khâm.
Ảnh minh họa Nguyên Khâm và Vũ Văn Vân Anh |
Cuối năm thứ ba Vĩnh Hi tức năm 534, Vũ Văn Thái đã đầu độc chết Bắc Ngụy Hiếu Vũ Đế Nguyên Tu và lập Nguyên Bảo Cự làm hoàng đế xây dựng nên chính quyền Tây Ngụy. Bắc Ngụy từ đó chính thức chia ra thành Đông Ngụy và Tây Ngụy. Đông Ngụy do Cao Hoan độc quyền nắm giữ.
Tây Ngụy do đại tướng Vũ Văn Thái duy trì triều chính. Tháng giêng nguyên niên Đại Thống tức năm 535 Tây Ngụy, Nguyên Khâm 11 tuổi lấy danh nghĩa là con vợ cả được phong làm thái tử.
Tuy tiếng là khai quốc hoàng đế, nhưng mọi quốc gia đại sự đều do một mình Vũ Văn Thái sắp xếp, Nguyên Bảo Cự trên thực tế chỉ là ông vua bù nhìn. Nguyên Bảo Cự cũng nhận định được tình hình nên đã giao ước ngầm với Vũ Văn Thái vì thế mà mối quan hệ quân thần vẫn ổn thỏa.
Để có thể tiếp tục nhúng tay vào triều chính lâu dài, Vũ Văn Thái đã chủ động gả con gái là Vũ Văn Vân Anh cho Nguyên Khâm. Nguyên Khâm và Vân Anh vốn là đôi bạn thanh mai trúc mã, tình cảm tâm đầu ý hợp, nay kết tình phu thê thì vô cùng hợp lý. Tháng 3 năm thứ 17 Đại Thống tức năm 551, Nguyên Bảo Cự qua đời, Nguyên Khâm tức vị, Vũ Văn Anh được sắc phong là hoàng hậu Nguyên Khâm không chỉ sủng ái mình nàng Vân Anh mà còn không thực hiện chế độ tần ngự, tức hậu cung chỉ có duy nhất hoàng hậu. Điều này có thể là do tình cảm của hai người quá tốt nhưng cũng có khả năng phần lớn là do ông ta sợ uy của nhạc phụ.
Đây chính là vị hoàng đế thực hiện chế độ một vợ một chồng duy nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Nguyên Khâm vốn là người thông minh, tài năng nên không chỉ là người chồng biết quan tâm, yêu thương hoàng hậu của mình mà cũng rất biết chăm lo việc nước. Nhưng cũng như cha mình, mọi việc trong triều đều phải chịu sự sắp đặt của nhạc phụ. Chính vì thế bản thân từng muốn mưu sát Vũ Văn Thái để thoát khỏi tình cảnh này.
Ảnh minh họa Nguyên Khâm và Vũ Văn Vân Anh |
Tháng Giêng năm thứ ba Nguyên Khâm tức năm 554, ông đã đem kế hoạch mưu sát Vũ Văn Thái bàn với hai tâm phúc trong tông thất của mình là Lâm Hoài Vương Nguyên Dục và Quảng Bình Vương Nguyên với hi vọng sẽ được sự ủng hộ và giúp đỡ, nhưng không thành. Kết quả Nguyên Khâm chưa kịp động thủ đã bị nhạc phụ phát giác.
Vũ Văn Thái cho rằng Nguyên Khâm là người cứng đầu, khó bảo nên tháng 2 năm đó đã phế bỏ Nguyên Khâm. Sau hai tháng Nguyên Khâm được ban rượu độc mà chết hưởng dương 30 tuổi, thụy hiệu là Phế Đế. Sau khi Nguyên Khâm mất hoàng hậu Vũ Văn Vân Anh đau buồn quá không thiết sống, không lâu sau thì cũng theo chồng.
Bí ẩn cuộc đời và cái chết của đại mỹ nhân Điêu Thuyền (Khám phá) - (Phunutoday) - Cũng giống như 3 mỹ nhân còn lại trong “tứ đại mỹ nhân “Trung Hoa, cuộc đời của Điêu Thuyền luôn là bi ai và đến cái chết cũng không rõ ràng. |
4 mỹ nhân làm khuynh đảo “Tam Quốc diễn nghĩa” là ai? (Khám phá) - (Phunutoday) - Phải chăng 4 mỹ nhân Điêu Thuyền, Chân Lạc, Đại-Tiểu Kiều là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến Tam Quốc nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa.... |