Hoàng đế vì nói đùa “quá trớn” mà phải ch.ết trong tay mỹ nhân

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Vì câu nói đùa lúc say đã khiến hoàng đế Tư Mã Diệu mất mạng dưới tay sủng phi quả là cái chết lãng xẹt hiếm có của bậc đế vương.

Tư Mã Diệu là con của hoàng đế Triển Văn Đế, sau khi Triển Văn Đế băng hà, Tư Mã Diệu khi đó mới 10 tuổi được đưa lên ngôi báu kế nghiệp cha mình. Đừng xem Tư Mã Diệu còn nhỏ mà xem thường, mới 10 tuổi, nhưng Tư Mã Diệu đã thấu hiểu về đạo lý sinh tử như một cao tăng đắc đạo. Vị Hoàng đế trẻ tuổi tỏ ra là người không hề coi trọng sự sống chết.

Trước cái chết của Triển Văn Đế, cha mình, Tư Mã Diệu tỏ ra vô cùng trấn tĩnh. Các đại thần hỏi vì sao Tư Mã Diệu không khóc? Câu trả lời của Tư Mã Diệu khiến cả trăm quan phải dựng tóc gáy: “Con người thường chỉ khóc khi gặp chuyện đau khổ tột cùng.

Theo như thế thì nếu ta khóc sẽ là đi ngược lại với quy luật bình thường vậy”. Ý của Tư Mã Diệu thì ai cũng hiểu, vì với cậu bé mới 10 tuổi này, việc cha cậu chết thì tới phiên cậu được lên ngôi báu, chuyện đó là chuyện “đại hỷ”, sao lại phải khóc?

Vị hoàng đế Đông Tấn Vương Triều, trong thời gian tại vị đã từng lập lên kỳ tích quân sự trong lịch sử mang tên “Phì thủy chi trận”. Sau khi dẹp yên giặc ngoại xâm, ông ta theo đuổi chủ nghĩa hưởng thụ.

Hoàng đế vì nói đùa “quá trớn” mà phải chết trong tay “sủng phi”
Ảnh minh họa Tư Mã Diệu

Bình sinh có hai sở thích uống rượu và tếu táo. Ông ta thích rượu như yêu bản thân, uống rượu như uống nước, cũng rất giỏi đùa giỡn người khác, thường khiến người khác phải cảm thấy khinh ngạc.

Có hôm ngẫu hứng, Tư Mã Diệu dạy từ rất sớm thấy tâm trạng sảng khoái phấn chấn bèn dặn dò quân thần buổi trưa tụ họp tại Diên Thọ đường để cùng uống rượu, kể chuyện tiếu lâm.

Tư Mã Diệu thường xuyên cảm thấy thoả mãn với những trò đùa giỡn của mình, thường xuyên nghĩ ra đủ trò để tiếu táo làm vui. Nhưng có lẽ ông ta không bao giờ ngờ tới bi kịch vận mệnh của đời mình cũng bắt nguồn từ câu nói đùa không đúng lúc mà ra.

Ngày Canh Thân tháng 9 năm 396, Tư Mã Diệu cùng uống rượu vui vẻ với sủng phi Trương quý nhân tại Thanh Thử điện trong cung. Sau khi đã uống rất nhiều nhưng vẫn muốn ép Trương quý nhân hầu rượu mình.

Trương quý nhân không giỏi uống rượu nên tìm mọi cách khước từ. Tư Mã Diệu sắc mặt không vui, tỏ vẻ giận dữ và nói đùa với nàng rằng: “Nàng hôm nay dám kháng chỉ phạm thượng, từ chối không uống rượu ta nhất định sẽ phạt tội nàng”.

Trương quý nhân có chút hơi men nên cũng ương bướng cãi lại: “Thiếp nhất quyết không uống để xem hôm nay bệ hạ phạt thiếp tội gì?”. Tư Mã Diệu ánh mắt nghi ngờ, đầu óc không còn được tỉnh táo nhưng vẫn làm mặt lạnh quay lại nói: “Nàng năm nay gần 30 tuổi, nhan sắc không còn như xưa, lại không sinh được con cho trẫm, nên phí một danh hiệu quý nhân, ngày mai trẫm sẽ phế nàng tuyển người mới”.

Hoàng đế vì nói đùa “quá trớn” mà phải chết trong tay “sủng phi”
Trương quý nhân chỉ vì câu nói đùa trong lúc không tỉnh táo của hoàng đế mà giết chết bậc chí tôn

Nói xong thì không còn đủ tỉnh táo, nôn thốc tháo vào đầy người quý nhân. Trương quý nhân vội vàng đưa Tư Mã Diệu vào phòng ngủ. Tư Mã Diệu thực ra chỉ mượn rượu trêu đùa Trương quý nhân cho vui, nhưng đối với nàng ấy đây lại là chuyện kinh thiên động địa. Nghĩ đến nhan sắc của mình đã tàn phai, nay bị Tư Mã Diệu ghét bỏ nên vừa tức vừa hận, trong đầu nhen nhóm dã tâm.

Sau khi tắm rửa thay quần áo sạch sẽ, nàng liền cho gọi cung nữ tâm phúc lại nhẹ nhàng trèo lên giường. Thấy Tư Mã Diệu ngủ say như chết, liền dùng gối đậy lên mặt, sau đó dùng vật nặng đè lên người ông ta. Tư Mã Diệu giẫy giụa, ú ớ một lát cuối cùng thì tắt thở.

Sau khi tự tay giết ông chồng hoàng thượng của mình, Trương quý nhân tâm trạng như trút được gánh nặng. Hôm sau, nàng khóc lóc nói với mọi người rằng: “Đêm qua hoàng thượng uống say, ngủ mơ bị bóng đè mà chết”.

Để thoát tội “tru di cửu tộc”, người đàn bà lắm mưu nhiều kế lật lọng bao biện trước quần thần rằng: “Hoàng đế bị bóng đè mà băng hà!”.

Hoàng đế vì nói đùa “quá trớn” mà phải chết trong tay “sủng phi”
Ảnh minh họa Trương quý nhân

Trong một lần hoàng cung xảy ra hỗn loạn, Trương quý nhân đã âm thầm mang theo vàng bạc châu báu trốn ra ngoài mất dạng không ai biết tung tích. Chỉ có Tư Mã Diệu thân là bậc thiên hạ chí tôn, cũng đầy triển vọng vậy mà lại chết một cách lãng xẹt ở tuổi 35 chỉ vì một câu nói đùa không đúng lúc.

Sau khi Hiếu Vũ Đế qua đời, Tấn An Đế Tư Mã Đức Tông lên kế vị, nhưng cũng sớm từ trần. Tấn Cung Đế Tư Mã Đức Văn, người con khác của Hiếu Vũ Đế, lên ngôi trị vì năm 418. Đây là vị vua cuối cùng của triều Đông Tấn. Nhưng thời gian trị vì của vị vua này chỉ kéo dài trong hơn hai năm, tức đến năm 420, kết thúc triều đại Đông Tấn với 11 vị vua cai trị trong 103 năm, đưa lịch sử Trung Quốc bước vào triều đại Nam Bắc triều.

"Lời nguyền truyền kiếp" ám ảnh các đời Hoàng đế Trung Hoa
(Khám phá) - (Phunutoday) - Tại sao các con của vua chúa Trung Hoa thường hay chết trẻ, không những thế số lượng người bị vô sinh là rất nhiều?
Cuộc đời đau khổ của nàng Cách cách xinh đẹp cuối cùng của TQ
Cuộc đời đau khổ của nàng Cách cách xinh đẹp cuối cùng của TQ
(Khám phá) - (Phunutoday) - Ít ai biết rằng, nàng Cách cách được mệnh danh là xinh đẹp nhất triều đại nhà Thanh đã phải trải qua một cuộc sống cô đơn và cơ cực khi về già...
Truyền thuyết kỳ bí nổi tiếng nhất về Vạn Lý Trường Thành
Truyền thuyết kỳ bí nổi tiếng nhất về Vạn Lý Trường Thành
(Khám phá) - (Phunutoday) - Nhiều câu chuyện và truyền thuyết thú vị về Vạn Lý Trường Thành đã được truyền lại qua nhiều triều đại.
Chuyện lạ triều Thanh: kỹ nữ đệ đơn ly hôn thái giám
Chuyện lạ triều Thanh: kỹ nữ đệ đơn ly hôn thái giám
(Khám phá) - (Phunutoday) - Thời dân quốc có rất nhiều chuyện vô cùng kỳ quái, nhưng có lẽ vụ ly hôn giữa thái giám và kỹ nữ là vụ án kỳ lạ nhất.

 

Theo:  khoevadep.com.vn copy link

Thu

TIN MỚI CẬP NHẬT