"Cuộc khởi nghĩa này em là em chưa học bài. Em xin lỗi cô", đó là cách một học sinh trả lời trong bài kiểm tra môn Lịch sử vừa được chia sẻ trên mạng.
[links()]
Vừa qua trên trang mạng xã hội xuất hiện một bài kiểm tra Lịch sử "lạ". Đề bài gồm 2 câu: Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) và Khởi nghĩa Yên Thế. Sau khi tìm hiểu thông tin và trao đổi với giáo viên ra đề, được biết đây là bài kiểm tra một tiết của học sinh khối 11.
Bài kiểm tra Lịch sử có một không hai |
Khi bài kiểm tra này xuất hiện trên các mạng xã hội, nhiều ý kiến không đồng tình. Cụ thể như cách ra đề cũng như nội dung trong bài kiểm tra này không hề đánh đố và là những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, nhưng học sinh lại làm bài rất “bá đạo”. Với câu 1, em này chỉ trả lời vỏn vẹn bằng một câu: “Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thắng lợi”.
Còn câu hai, sau khi viết được vài dòng, học sinh này liền gạch xóa đoạn trình bày về cuộc khởi nghĩa Yên Thế mà thay vào đó là câu nói rất “ngây thơ”: “Cuộc khởi nghĩa này là em chưa học bài. Em xin lỗi cô”.
Hành động này không chỉ khiến giáo viên Lịch sử của học sinh chạnh lòng, mà còn khẳng định, tình trạng học sinh chán, thậm chí sợ học Lịch sử vẫn còn là bài toán khó mà các nhà giáo dục chưa giải quyết được.
Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng lời xin lỗi trong bài kiểm tra này đáng được ghi nhận bởi sự thật thà từ phía học trò thay vì lựa chọn cách chép bài bạn bè hay giở sách giáo khoa như nhiều học sinh hiện nay vẫn làm. Hành động biểu hiện cho sự thật thà này cần được khuyến khích để từ đó học sinh sẽ có trách nhiệm và ý thức với việc học của mình.
Lãnh đạo Tổng cục Du lịch trao đổi, bày tỏ đáng tiếc về sự việc đã xảy ra với bà Ilona Schultz. |
Hơn nữa, gần đây những hành động xin lỗi dường như ngày càng được công chúng ghi nhận, đánh giá là đáng quý thì không thể và cũng không nên công kích học sinh thật thà này. Như trường hợp lời xin lỗi khách du lịch nước ngoài bị chặt chém của Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam mới đây được rất nhiều người ủng hộ, đánh giá cao về sự nhanh nhạy. Thậm chí ngành du lịch còn đang đề xuất thành lập đơn vị phụ trách việc xin lỗi du khách khi gặp chuyện thất thố nhằm cứu vãn hình ảnh du lịch Việt Nam trong mắt du khách.
Nếu xét trên phương diện tích cực, bài kiểm tra của học sinh này có thể sẽ theo bước lời xin lỗi của các vị lãnh đạo nước ta, mở ra xu hướng mới "thành thật" trong các trường học hiện nay.
- Mai Ngọc (Tổng hợp từ VNN, VNE)